ĐOẠN THỨ HAI SECTIO SECUNDA CHƯƠNG II CAPUT SECUNDUM Articulus 3 TIẾT 3 CÁC MẦU NHIỆM CỦA CUỘC ĐỜI CHÚA KITÔ Paragraphus 3: Mysteria vitae Christi 512 1163. Khi đề cập đến cuộc đời Đức Kitô, Tín biểu chỉ nói về các mầu nhiệm Nhập Thể (được thụ thai và ra đời) và Vượt Qua (chịu khổ nạn, chịu đóng đinh vào thập giá, chịu chết, chịu mai táng, xuống ngục tổ tông, sống lại, và lên trời). Tín biểu không nói gì cách minh nhiên về các mầu nhiệm của cuộc đời ẩn dật và công khai của Chúa Giêsu; tuy nhiên, các đề mục đức tin liên quan đến việc Nhập Thể và cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu, lại làm sáng tỏ toàn bộ cuộc đời trần thế của Người. “Tất cả những việc Chúa Giêsu làm và những điều Người dạy, kể từ đầu cho tới ngày Người được rước lên trời” (Cv 1,1-2), cần phải được nhìn xem dưới ánh sáng các mầu nhiệm Giáng Sinh và Phục Sinh. I. CẢ CUỘC ĐỜI CHÚA KITÔ LÀ MỘT MẦU NHIỆM Tota vita Christi mysterium est Qua những cử chỉ, phép lạ, lời nói, Người mặc khải cho biết "tất cả sự viên mãn của thiên tính hiện diện cách cụ thể nơi Người" (Cl 2,9). Như vậy nhân tính của Người xuất hiện như một "bí tích", nghĩa là như một dấu chỉ và công cụ cho thiên tính và ơn cứu độ Người mang lại: những gì hữu hình trong cuộc đời trần thế của Người dẫn chúng ta đến với mầu nhiệm vô hình về địa vị Con Thiên Chúa và sứ mạng cứu chuộc của Người. Communia lineamenta mysteriorum Iesu Nostra cum mysteriis Iesu communio II. CÁC MẦU NHIỆM CỦA THỜI THƠ ẤU Mysteria infantiae et vitae occultae Iesu Chuẩn bị Praeparationes 523 712, 720. Thánh Gioan Tẩy Giả đã được sai đến (Cv 13,24) để trực tiếp dọn đường cho Đức Kitô (Mt 3,3). Thánh nhân là "ngôn sứ của Đấng Tối Cao" (Lc l,76), trổi vượt tất cả mọi ngôn sứ (Lc 7,26) và là ngôn sứ cuối cùng (Mt 11,13) khai mạc thời Tin Mừng (Cv 1,22; Lc 16,16). Ngay từ trong dạ mẹ, thánh nhân đón chào Đức Kitô đến (Lc 1,41), rồi vui mừng được làm "bạn của tân lang" (Ga 3,29), Đấng mà thánh nhân gọi là "Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian" (Ga 1,29)." Đầy thần trí và quyền năng của ngôn sứ Êlia" (Lc 1,17), thánh nhân xuất hiện trước Đức Giêsu và làm chứng cho Người bằng lời rao giảng, bằng phép rửa sám hối và cuối cùng bằng cuộc tử đạo (Mc 6,17-29). Nativitatis mysterium Mysteria infantiae Iesu Việc các đạo sĩ đến Giêrusalem để "triều bái Vua dân Do Thái" (Mt 2, 2) cho thấy: theo ánh sáng của ngôi sao Đavít (Ds 24, 17; Kh 22, 16) loan báo Đấng Messia, họ tìm kiếm ở Israel Đấng sẽ là vua mọi dân nước (Ds 24, 17-19). Việc họ đến còn cho thấy các dân ngoại chỉ có thể nhận ra Đức Giêsu và thờ lạy Người là Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế bằng cách hướng về dân Do Thái (Ga 4,22) và lãnh nhận nơi họ lời hứa về ơn cứu độ chứa đựng trong Cựu Ước (Mt 2,4-6). Mầu nhiệm Hiển Linh cho thấy đông đảo các dân ngoại được gia nhập vào gia đình các tổ phụ (Thánh Lêô Cả, Sermo, bài giảng 33), và được hưởng phẩm giá của Israel(Canh thức Vượt Qua Vọng Phục Sinh, Lời nguyện sau bài đọc III, Sách Lễ Rôma). Mysteria vitae occultae Iesu “Ngôi nhà Nazareth là mái trường nơi chúng ta bắt đầu học về cuộc đời Chúa Giêsu; đây là trường dạy Tin Mừng. Trước hết là bài học về thinh lặng. Ước gì chúng ta biết quý chuộng sự thinh lặng, vì đó là bầu khí tuyệt vời và tối cần cho tâm hồn… Kế đến là bài học về đời sống gia đình: Ước gì Nazareth dạy chúng ta biết gia đình là gì, sự hiệp thông tình yêu của gia đình là gì, vẻ đẹp quan trọng và bừng sáng của gia đình là gì, tính chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình là gì… Sau cùng là bài học về lao động. Ôi Nazareth, ngôi nhà của “Con bác thợ mộc”, chính tại đây, chúng ta muốn hiểu biết và đề cao bổn phận lao động của con người, tuy nhọc nhằn nhưng đem lại ơn cứu chuộc… Sau hết, tại đây chúng tôi muốn chào mừng mọi người lao động trên toàn thế giới, và chỉ cho họ một mẫu mực vĩ đại, là người anh thần linh của họ” (ĐGH Phaolô VI, diễn văn ngày 5.01.1964 ở Nazareth). Đức Giêsu chịu phép Rửa Iesu baptismus Đáp lại sự vâng phục này, Chúa Cha bày tỏ sự hài lòng đối với Chúa Con (Lc 3,22; Is 42,1). Thánh Thần mà Đức Giêsu đã được đầy tràn lúc tượng thai "ngự xuống trên Người" (Ga 1,32-33) (Is, 11,2). Người sẽ là nguồn mạch Thánh Thần cho toàn thể nhân loại. Lúc Người chịu Phép Rửa, các tầng trời mà tội Ađam đã đóng lại, nay "được mở ra" (Mt 3,16), và dòng nước được thánh hóa do việc Đức Giêsu và Thánh Thần ngự xuống báo hiệu cuộc sáng tạo mới. Iesu tentationes « Appropinquavit Regnum Dei » Annuntiatio Regni Dei Signa Regni Dei « Claves Regni » Praegustatio Regni: Transfiguratio Chính trong bối cảnh này, đã xảy ra biến cố kỳ diệu: Đức Giêsu hiển dung trên núi (Mt 17,1-8; 2 Pr 1,16-18), trước mặt ba nhân chứng do Người lựa chọn là Phêrô, Giacôbê và Gioan. Dung mạo và y phục của Đức Giêsu trở nên chói sáng, ông Môisen và ông Êlia hiện ra "nói với Người về cuộc ra đi Người sẽ phải hoàn thành tại Giêrusalem" (Lc 9,31). Một đám mây bao phủ các Ngài và có tiếng từ trời phán: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9,35). Ascensus Iesu in Ierusalem Messianicus Iesu in Ierusalem ingressus « salutem dona! »). Nhưng "Vua Vinh hiển" (Tv 24,7-10) lại "ngồi trên lưng lừa con" (Dcr 9, 9) tiến vào thành. Người không chinh phục Nữ Tử Sion bằng mưu mẹo hay bằng bạo lực, nhưng bằng sự khiêm nhường, chứng từ của Chân lý. Vì thế ngày hôm đó, thần dân vây quanh (Ga 18,37) Người là trẻ con (Mt 21,15-16; Tv 8,3) và "những người nghèo của Thiên Chúa", tung hô Người như các thiên thần đã loan báo Người cho các mục đồng (Lc 19,38; 2,14) Lời tung hô: "Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa" (Tv 118, 26) được Hội Thánh sử dụng trong kinh "Thánh! Thánh! Thánh!", để mở đầu nghi thức tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Chúa. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ NHẤT
Tuyên Xưng Đức Tin
PARS PRIMA
PROFESSIO FIDEI
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO
FIDEI CHRISTIANAE PROFESSIO
TÔI TIN KÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA
CREDO IN IESUM CHRISTUM, FILIUM DEI UNICUM
Mục 3
CHÚA GIÊSU KITÔ "ĐÃ THỤ THAI BỞI CHÚA THÁNH THẦN,
NGÀI ĐÃ SINH RA BỞI TRINH NỮ MARIA”
Iesus Christus “conceptus est de Spiritu Sancto,
natus ex Maria Virgine”
513 426, 561. Tùy theo hoàn cảnh, việc dạy giáo lý sẽ trình bày tất cả sự phong phú của các mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên một số yếu tố chung cho tất cả mọi mầu nhiệm của cuộc đời của Người (I), rồi sau đó phác hoạ các mầu nhiệm chính yếu trong cuộc đời ẩn dật (II) và công khai (III) của Chúa Giêsu.
5l4. Có nhiều điều liên quan đến Chúa Giêsu mà loài người tò mò muốn biết, nhưng lại không được các sách Tin Mừng nói đến. Tin Mừng hầu như không nói gì về cuộc sống của Người ở Nazareth, và một phần lớn cuộc đời công khai của Người cũng không được kể lại (Ga 20,30). Tất cả những gì được viết ra trong các Tin Mừng là "để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ Danh Người" (Ga 20,31).
515 126 609, 477. Các Tin Mừng đã được những người thuộc số các tín hữu đầu tiên viết ra (Mc 1,1; Ga 21,24) vì muốn chia sẻ đức tin cho kẻ khác. Được nhận biết Đức Giêsu nhờ đức tin, họ thấy và chỉ cho thấy những dấu tích về mầu nhiệm của Người trong suốt thời gian Người sống trên dương thế. Từ những tấm tã lót ngày Giáng Sinh (Lc 2,7), cho đến chút dấm lúc chịu khổ hình (Mt 27,48), và tấm khăn liệm ngày Phục Sinh (Ga 20,7), mọi sự trong cuộc đời Đức Giêsu đều là dấu tích cho mầu nhiệm của Người.
Những điểm chung trong các mầu nhiệm của Đức Giêsu
516 65 2708. Toàn bộ cuộc đời Đức Kitô là mặc khải về Chúa Cha: những lời Người nói, những việc Người làm, những lúc Người im lặng, những đau khổ Người chịu, cách thế Người sống và giảng dạy. Đức Giêsu có thể nói: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14,9), và Chúa Cha nói: "Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9,35). Vì Chúa Kitô đã làm người để chu toàn ý muốn của Chúa Cha (Dt 10,5-7), nên ngay cả những điểm nhỏ nhặt nhất trong các mầu nhiệm của Người đều biểu lộ cho chúng ta thấy "tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta" (1 Ga 4,9).
517 606, 1115. Toàn bộ cuộc đời Đức Kitô là mầu nhiệm Cứu Chuộc.Ơn Cứu Chuộc đến với chúng ta trước hết nhờ Máu Người đổ ra trên Thánh Giá (Ep 1,7; Cl 1,13-14; 1 Pr 1,18-19), nhưng mầu nhiệm này đã hoạt động trong toàn bộ cuộc đời Đức Kitô: trong việc Nhập Thể, khi Ngưòi trở thành nghèo khó để lấy cái nghèo của mình làm cho chúng ta nên giàu có (2Cr 8,9); trong cuộc sống ẩn dật, khi Người vâng phục (Lc 2,51) để sửa lại sự bất phục tùng của chúng ta; trong lời Người nói để làm cho kẻ lắng nghe nên thanh sạch (Ga 15,3); trong các việc chữa bệnh và trừ qủy, "Người mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta" (Mt 8,17) (Is 53,4); trong việc phục sinh, để chúng ta được nên công chính (Rm 4,25).
518. Toàn bộ cuộc đời Đức Kitô là mầu nhiệm. Quy Tụ tất cả mọi điều Đức Giêsu đã nói, đã làm, đã chịu...đều hướng tới mục đích đưa con người sa ngã trở về ơn gọi ban đầu:
Khi nhập thể làm người, Đức Kitô đã quy tụ nơi mình toàn bộ lịch sử nhân loại và ban cho chúng ta ơn cứu độ, để những gì xưa kia chúng ta đã mất nơi Ađam, tức là không còn là hình ảnh và giống như Thiên Chúa nữa, thì nay chúng ta tìm lại được trong Đức Kitô Giêsu (Thánh Irênê, Adversus haereses, chống lạc giáo 3,18,1). Chính vì thế Đức Kitô đã trải qua các lứa tuổi của đời người, nhờ đó làm cho mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa (Thánh Irênê, Adversus haereses, 18,7; 2,22,4).
Chúng ta hiệp thông với các mầu nhiệm của Đức Giêsu
519 793 602 1085. Ai cũng "được mời gọi thừa hưởng gia sản và sự phong phú của Đức Kitô" (ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptor hominis 11). Đức Kitô không sống cho riêng mình, nhưng cho chúng ta: từ lúc nhập thể "vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta", cho đến khi chết "vì tội lỗi chúng ta" (1 Cr 15,3) và phục sinh "để chúng ta nên công chính" (Rm 4,25). Cả bây giờ nữa, Người vẫn là "Đấng Bảo Trợ cho chúng ta trước mặt Chúa Cha" (1 Ga 2, 1), "vì Người hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta" (Dt 7,25). Với tất cả những gì Người đã sống và chịu vì chúng ta một lần dứt khoát, giờ đây Người luôn hiện diện "trước mặt Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta" (Dt 9,24).
520 459 359 2607. Suốt đời Đức Giêsu đã nên mẫu mực cho chúng ta: là "con người hoàn hảo" (CĐ Vatican II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes 38). Người mời gọi chúng ta trở nên môn đệ và bước theo Người. Người tự hạ và nêu gương cho chúng ta noi theo (Ga 13,15), Người cầu nguyện và lôi cuốn chúng ta đến đời sống cầu nguyện. Người sống nghèo để kêu mời chúng ta tự do đón nhận thiếu thốn và bách hại (Mt 5,11-12).
521 2715 1391. Đức Kitô giúp chúng ta sống như Người đã sống: Người sống trong chúng ta và chúng ta sống trong Người. "Con Thiên Chúa khi nhập thể, đã kết hợp một cách nào đó với mọi người" (CĐ Vatican II, Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes 22,2). Chúng ta được kêu gọi nên một với Người; những gì Người đã sống trong thân xác Người vì chúng ta và nên mẫu mực cho chúng ta, thì Người cũng cho chúng ta được hiệp thông, như là chi thể của Thân Mình Người.
Chúng ta phải tiếp nối và thực hiện nơi bản thân các trạng huống và mầu nhiệm của Đức Giêsu, và thường xuyên cầu xin Người hoàn tất và kiện toàn những điều ấy nơi chúng ta, cũng như nơi toàn thể Hội Thánh... Vì Con Thiên Chúa có ý cho chúng ta tham dự, mở rộng và tiếp nối các mầu nhiệm của Người nơi bản thân chúng ta cũng như nơi toàn thể Hội Thánh, nhờ các ân sủng Người thông ban cho chúng ta và nhờ những hiệu quả của các mầu nhiệm Người thực hiện nơi chúng ta. Theo phương thế đó, Người muốn hoàn tất các mầu nhiệm của Người nơi chúng ta (Thánh Gioan Eudes, Le royaume de Jésus, nước Thiên Chúa).
VÀ CỦA QUÃNG ĐỜI ẨN DẬT CỦA CHÚA GIÊSU
522 711, 762. Việc Con Thiên Chúa xuống thế gian là một biến cố lớn lao đến nỗi Thiên Chúa đã muốn chuẩn bị từ bao thế kỷ. Tế tự và hiến lễ, hình tượng và biểu trưng trong "Giao Ước Cũ" (Dt 9,15), đều được Thiên Chúa cho quy hướng về Đức Kitô. Người loan báo biến cố ấy qua các ngôn sứ kế tiếp nhau ở Israel. Người còn khơi dậy nơi tâm hồn lương dân niềm mong đợi chưa rõ nét về việc Con Thiên Chúa đến.
524 1171. Hằng năm khi cử hành phụng vụ Mùa Vọng, Hội Thánh hiện tại hóa niềm mong đợi Đấng Messia: khi hiệp thông với việc chuẩn bị lâu dài cho Đấng Cứu Thế đến lần thứ nhất, các tín hữu làm bừng sáng niềm khát khao mong mỏi Người đến lần thứ hai (Kh 22,17). Khi mừng sinh nhật và cuộc tử đạo của vị Tiền Hô, Hội Thánh cũng hợp ý với thánh nhân "Đức Kitô phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi" (Ga 3,30).
Mầu nhiệm Giáng Sinh
525 437 2443. Đức Giêsu được sinh hạ khiêm tốn trong chuồng súc vật, thuộc một gia đình nghèo. Các mục đồng chất phác là những chứng nhân đầu tiên của biến cố. Chính trong cảnh nghèo hèn này mà vinh quang Thiên Chúa được tỏ lộ (Lc 2,8-20). Hội Thánh không ngừng hoan hỉ hát mừng vinh quang đêm ấy như sau:
Hôm nay Đức Trinh nữ hạ sinh Đấng Hằng Hữu Thế gian dâng tặng hang đá cho Đấng vô biên. Thiên thần và mục đồng ca tụng Đạo sĩ tiến bước theo ánh sao, Bởi Người sinh ra cho chúng con, Lạy Chúa Hài Nhi, Chúa Trời hằng hữu! (Thánh Rômanô Mêlôđô, Kontakion, Bài ca của Romanos thi sĩ).
526. "Trở nên trẻ nhỏ" trong tương quan với Thiên Chúa là điều kiện để vào Nứơc Trời (Mt 18,3-4). Muốn thế, cần phải tự hạ (Mt 23,12), phải trở nên bé mọn; hơn nữa, còn phải "sinh ra từ trên cao" (Ga 3,7) "do chính Thiên Chúa sinh ra" (Ga 1,13) để "trở nên con cái Thiên Chúa" (Ga 1,12). Mầu nhiệm Giáng Sinh được thực hiện nơi chúng ta khi Đức Kitô "thành hình" nơi chúng ta (Ga 4, 19). Giáng Sinh là mầu nhiệm của việc "trao đổi kỳ diệu" này:
460. Ôi việc trao đổi diệu kỳ! Đấng sáng tạo loài người, đã đoái thương sinh làm con một Trinh Nữ, đảm nhận một xác thể và một linh hồn, và đã ban cho chúng ta thiên tính của Người khi làm người mà không cần đến sự can thiệp của con người! (Lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Điệp Ca Kinh Chiều I và II: Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Tiền xướng tuần bát nhật Giáng Sinh)
Các mầu nhiệm thời thơ ấu của Đức Giêsu
527 580 1214. Việc Đức Giêsu chịu cắt bì ngày thứ tám sau khi sinh (x.Lc 2,21) là dấu chỉ việc Người hội nhập vào miêu duệ Abraham, vào dân Giao Ước; là dấu chỉ việc Người phục tùng lề luật (Gl 4,4), việc Người gia nhập phụng tự Israel, nền phụng tự Người sẽ tham gia suốt đời. Dấu chỉ này báo trước "phép cắt bì của Đức Kitô" là bí tích Thánh Tẩy (Cl 2,11-13).
528 439 711-716 122. Hiển Linh là biến cố Đức Giêsu tỏ mình là Đấng Messia của Israel, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ thế gian. Cùng với việc Đức Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan và tiệc cưới Cana (Lễ trọng mừng Chúa Hiển Linh, Điệp Ca kinh “Magnificat”, Kinh Chiều II: Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Tiền xướng Thánh ca Tin Mừng kinh chiều II lễ Hiển Linh), mầu nhiệm này mừng kính việc "các đạo sĩ" từ Phương Đông đến thờ lạy Đức Giêsu (Mt 2,1). Qua các "đạo sĩ", đại diện cho các tôn giáo lương dân chung quanh, Tin Mừng đã thấy đây là hoa quả đầu mùa của các dân tộc sẽ đón nhận Tin Mừng cứu độ nhờ Chúa Con nhập thể.
529 583 439 614. Việc dâng Đức Giêsu vào đền thờ (Lc 2,22-39) cho thấy Người là con đầu lòng thuộc về Thiên Chúa (Xh 13,12-13). Cùng với ông Simêon và bà Anna, toàn thể dân Israel đến gặp gỡ Đấng Cứu Độ mà họ trông chờ (truyền thống Byzantin gọi biến cố này như vậy). Chúa Giêsu được nhìn nhận là Đấng Messia được mong đợi đã quá lâu, là “ánh sáng muôn dân”, là “vinh quang của Israel”, nhưng cũng là “dấu hiệu cho người đời chống báng”. Lưỡi gươm của đau khổ được tiên báo cho Đức Maria, loan báo một việc dâng hiến khác, hoàn hảo và duy nhất, là việc dâng hiến trên thập giá, việc dâng hiến này sẽ mang lại ơn cứu độ mà Thiên Chúa “đã dành sẵn cho muôn dân”.
530 574. Việc trốn thoát sang Ai Cập và cuộc tàn sát các anh hài (Mt 2, 13-18) cho thấy bóng tối đang chống lại ánh sáng: "Người đã đến nhà mình, nhưng ngưòi nhà chẳng chịu đón tiếp" (Ga 1,11). Đức Kitô sẽ phải chịu bách hại suốt cuộc đời. Các kẻ theo Người cũng thế (Ga 15,20). Việc Người từ Ai Cập (Mt 2,15) trở về, gợi lại cuộc Xuất Hành (Hs 11,1) và giới thiệu Đức Giêsu là Đấng Giải Thoát tối hậu.
Các mầu nhiệm thời ẩn dật của Chúa Giêsu
531 2427. Gần như suốt đời, Đức Giêsu đã chia sẻ thân phận của đại đa số loài người: một cuộc sống thường nhật, bề ngoài không có gì là vĩ đại, với lao động tay chân; một đời sống tôn giáo Do Thái phục tùng Luật Thiên Chúa (Gl 4,4), đời sống trong cộng đồng. Về giai đoạn này, chúng ta được biết rằng Đức Giêsu "vâng phục" cha mẹ và "ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến" (Lc 2, 51-52).
532 2214-2220 612. Việc Đức Giêsu tùng phục mẹ Người và cha nuôi chứng tỏ Người đã chu toàn điều răn thứ tư. Đó là hình ảnh của việc Người vâng phục Cha trên trời như con thảo. Việc Đức Giêsu mỗi ngày vâng phục thánh Giuse và Mẹ Maria báo trước việc vâng phục vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh: "Xin đừng theo ý con" (Lc 22,42). Sự vâng phục của Đức Kitô trong cuộc sống ẩn dật thường ngày đã khởi đầu công trình tái lập những gì mà Ađam đã phá đổ vì bất tuân phục (Rm 5,19).
533. Cuộc đời ẩn dật ở Nazareth cho phép mọi người hiệp thông với Chúa Giêsu qua những lối sống thông thường nhất:
534 583,2599 964. Tìm được Đức Giêsu trong Đền Thờ (Lc 2,41-52) là biến cố duy nhất phá vỡ sự im lặng của các Tin Mừng về những năm tháng ẩn dật của Đức Giêsu. Ở đây, Đức Giêsu hé cho thấy mầu nhiệm Người toàn hiến để thi hành một sứ mạng xuất phát từ tư cách làm Con Thiên Chúa. "Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà Cha Con sao?" Đức Maria và thánh Giuse "không hiểu", nhưng đón nhận lời ấy trong đức tin, và Đức Maria "hằng ghi nhớ những kỷ niệm ấy trong lòng", suốt những năm dài Đức Giêsu ẩn mình thinh lặng sống bình thường như mọi người.
III. CÁC MẦU NHIỆM CỦA QUÃNG ĐỜI CÔNG KHAI CHÚA GIÊSU
535 719-720 701 438. Đức Giêsu khởi đầu (Lc 3,23) cuộc đời công khai bằng phép rửa do thánh Gioan trên sông Giođan (Cv.1,22). Thánh Gioan rao giảng "phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội" (Lc 3,3). Rất nhiều người tội lỗi, thu thuế, lính tráng (Lc 3,l0-l4), Pharisêu và Xađốc (Mt 3,7), cùng gái điếm (Mt 2l,32) đến xin người rửa cho. "Bấy giờ Đức Giêsu xuất hiện". Vị Tẩy Giả ngần ngại, nhưng Đức Giêsu tha thiết yêu cầu, và thế là thánh Gioan rửa cho Người. Lúc ấy, Thánh Thần dưới hình chim bồ câu ngự xuống trên Người và có tiếng từ trời phán: "Đây là Con yêu dấu của Ta" (Mt 3, 13-17). Qua biến cố này Đức Giêsu tỏ mình (Hiển Linh) là Đấng Messia của Israel và là Con Thiên Chúa.
536 606 1224 444 727 739. Đối với Đức Giêsu, phép rửa chính là việc Người chấp nhận và khởi đầu sứ mạng làm người Tôi Tớ Đau Khổ. Người đặt mình vào hàng ngũ tội nhân (Is 53,12); Người là "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian"(Ga 1,29); như thế Người đã tiền dự "phép rửa bằng máu" (Mc 10,38; Lc.12,50). Người đến để "chu toàn mọi lẽ công chính" (Mt.3,15), nghĩa là hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha: vì tình yêu, Người bằng lòng chịu phép rửa bằng máu để tha thứ tội lỗi chúng ta (Mt 26,39).
537 1262. Kitô hữu, nhờ bí tích Rửa Tội, được đồng hóa một cách bí tích với Chúa Giêsu, Đấng, trong phép rửa của mình, đã tham dự trước vào cái Chết và sự Sống Lại của mình; họ phải tiến vào mầu nhiệm của sự khiêm tốn quy phục và thống hối này, bước xuống nước cùng với Chúa Giêsu để cùng với Người bước lên, và phải được tái sinh bởi nước và Chúa Thánh Thần để trở nên con yêu dấu của Chúa Cha trong Chúa Con và “sống một đời sống mới” (Rm 6,4):
628. "Chúng ta hãy cùng chịu mai táng với Đức Kitô bằng phép rửa, để cùng được phục sinh với Người. Hãy cùng bước xuống với Người, để cùng được đưa lên với Người. Hãy cùng đi lên với Người, để cùng được tôn vinh trong Người" (Thánh Grêgôriô Nazianzênô, Oratio 40,9).
Tất cả những gì xảy ra nơi Đức Kitô cho biết: sau khi chúng ta được dìm trong nước, Chúa Thánh Thần từ trời ngự xuống trên chúng ta và Chúa Cha lên tiếng chấp nhận để chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa (Thánh Hilariô, In evangelium Matthaei, Mat.2).
Đức Giêsu chịu cám dỗ
538 394 518. Các Tin Mừng đều nói đến thời gian Đức Giêsu sống cô tịch trong hoang địa, ngay sau khi nhận phép Rửa của Thánh Gioan. "Được Thánh Thần thúc đẩy" vào hoang địa, Đức Giêsu ở lại đó, nhịn đói 40 ngày, sống giữa các dã thú và các thiên thần hầu hạ Người (Mc 1,12-13). Cuối thời gian này, Satan ba lần cám dỗ Đức Giêsu hòng lung lạc thái độ con thảo của Người đối với Thiên Chúa. Đức Giêsu đẩy lui những cuộc tấn công ấy, được xem như thu tóm các cám dỗ của Ađam trong vườn địa đàng và của Israel trong hoang địa. Ma quỷ bỏ Người mà đi, "để trở lại vào thời giờ đã định" (Lc 4,l3).
539 397 609. Các tác giả Tin Mừng cho thấy ý nghĩa cứu độ của biến cố huyền nhiệm này. Đức Giêsu là Ađam mới, vẫn trung thành trong khi Ađam cũ sa ngã. Đức Giêsu chu toàn ơn gọi của Israel: khác hẳn với dân xưa kia đã thách thức Thiên Chúa suốt 40 năm trong hoang địa (Tv 95,210), Đức Giêsu tỏ ra mình là Người Tôi Tớ hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Như thế, Đức Giêsu toàn thắng ma quỷ: Người đã "trói kẻ mạnh" và thu lại tài sản nó đã cướp (Mc 3,27). Việc Đức Giêsu chiến thắng tên cám dỗ trong hoang địa thể hiện trước chiến thắng trong cuộc khổ nạn khi Người tuyệt đối vâng phục Chúa Cha với tình con thảo.
540 2119 519,2849 1438. Cơn cám dỗ cho thấy cách thế Con Thiên Chúa thực hiện chức năng Messia, khác hẳn đề nghị của Satan và mong muốn của con người (Mt 16,21-23). Vì chúng ta, Đức Kitô đã chiến thắng tên cám dỗ: "Bởi vì thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thông những nỗi yếu hèn của chúng ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội" (Dt 4,15). Hằng năm, bằng 40 ngày Mùa Chay, Hội Thánh kết hiệp với mầu nhiệm Đức Giêsu trong hoang địa.
"Nước Thiên Chúa đã gần kề"
541 2816 763 669,768 865. "Sau khi ông Gioan bị bắt giam, Đức Giêsu đến miền Galilê, rao giảng Tin mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em phải sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1,15). "Để chu toàn Thánh ý Chúa Cha, Đức Kitô đã khai nguyên nước Trời nơi trần gian". Và đây là thánh ý Chúa Cha: "Nâng loài người lên tham dự đời sống Thiên Chúa" bằng cách quy tụ mọi người quanh Con của Người, Đức Giêsu Kitô. Sự quy tụ này, chính là Hội Thánh, là "mầm mống và là khai nguyên của Nước Thiên Chúa" trên trần gian (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium 3,2,5).
542 2233 789. Đức Kitô là trung tâm của đoàn người được quy tụ trong gia đình Thiên Chúa. Người triệu tập họ quanh Người bằng lời nói, bằng những dấu chỉ chứng tỏ nước Thiên Chúa đang hiện diện, bằng việc sai phái các môn đệ. Người sẽ làm cho Vương Quốc Người hiển trị bằng mầu nhiệm Vượt Qua của Người: cái chết trên Thập Giá và Phục Sinh. "Phần tôi, một khi được đưa cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người đến với tôi" (Ga 12, 32). Mọi người đều được mời gọi kết hiệp với Đức Kitô (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium 3).
Đức Giêsu loan báo Nước Thiên Chúa
543 764. Mọi người đều được mời gọi gia nhập Nước Thiên Chúa. Vương Triều của Đấng Messia trước tiên được loan báo cho con cái Israel (Mt 10,5-7), nhưng cũng để tiếp nhận mọi dân tộc (Mt 8,11; 28,19). Để được vào Nước Thiên Chúa, con người phải đón nhận lời của Đức Giêsu:
Lời Chúa ví như hạt giống gieo trong ruộng: ai tin nghe Lời Chúa và gia nhập đàn chiên nhỏ của Đức Kitô thì đã đón nhận chính nước Người; rồi tự sức mình, hạt giống nẩy mầm và lớn lên cho tới mùa gặt (CĐ Vatican II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium 5).
544 709 2443,2546. Nước Thiên Chúa thuộc về những người nghèo hèn bé mọn, nghĩa là những người đón nhận với lòng khiêm hạ. Đức Kitô được cử đến để "loan báo Tin Mừng cho người nghèo" (Lc 4,18) (Lc 7,22). Người tuyên bố rằng họ có phúc, bởi vì "Nước Trời là của họ" (Mt 5,3). Chúa Cha đã thương mặc khải cho những kẻ bé mọn điều Người giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết (Mt 11,25). Đức Giêsu đã chia sẻ kiếp sống của những kẻ nghèo hèn, từ máng cỏ cho tới thập giá. Người đã (Mc 2,23-26; Mt 21,18) từng chịu đói khát (Ga.4,6-7; 19,28), túng cực (Lc 9,58). Hơn thế nữa, Người đồng hóa mình với mọi thứ kẻ nghèo hèn và dạy rằng muốn được vào Nước Người, cần phải tích cực yêu mến những người nghèo ấy (Mt 25,31-46).
545 1443,588 1846 1439. Đức Giêsu mời những kẻ tội lỗi dự tiệc trong Nước Thiên Chúa: "Tôi đến không để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi" (Mc 2,17) (1Tm 1,15). Người mời gọi họ hoán cải, vì không hoán cải thì không thể vào Nước Người. Người cũng dùng lời nói và hành động, cho họ thấy lòng thương xót vô biên mà Chúa Cha dành cho họ (Lc 15,11-32), cũng như "niềm vui lớn lao trên trời vì một người tội lỗi ăn năn sám hối" (Lc 15,7). Bằng chứng cao cả nhất của tình yêu này, là việc Người dâng hiến mạng sống "để tha thứ các tội lỗi" (Mt 26,28).
546 2613 542. Đức Giêsu đã dùng các dụ ngôn kêu gọi mọi người vào Nước Trời. Dụ ngôn là nét tiêu biểu trong cách giảng dạy của Người (Mc 4,33-34). Qua các dụ ngôn, Người mời họ dự tiệc Nước Trời (Mt 22,1-14), nhưng cũng đòi họ phải có một chọn lựa triệt để: phải "cho đi tất cả" để có được Nước Trời (Mt 13,44-45); lời nói suông chưa đủ, cần phải hành động (Mt 21,28-32). Các dụ ngôn như những tấm gương nhờ đó con người nhận diện chính mình: đón nhận Lời như mảnh đất khô khan hay mảnh đất mầu mỡ? (Mt 13,3-9) làm gì với những nén bạc đã nhận? (Mt 25,14-30). Đức Giêsu và sự hiện diện của Nước Trời giữa thế gian là trọng tâm của các dụ ngôn. Phải trở nên môn đệ Đức Kitô mới "thấu hiểu các mầu nhiệm Nước Trời" (Mt 13,11); còn đối với "người ngoài" (Mc 4,11) mọi sự đều bí ẩn (Mt 13,10-15).
Các dấu chỉ Nước Thiên Chúa
547 670 439. Kèm theo lời nói, Đức Giêsu đã làm "những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ" (Cv 2, 22) để chứng tỏ Nước Trời đang hiện diện nơi Người và Người chính là Đấng Messia được tiên báo (Lc 7,18-23).
548 156 2616 574 447. Các dấu lạ do Đức Giêsu thực hiện minh chứng Chúa Cha đã cử Người đến (Ga 5,36; l0,25). Chúng mời gọi ta hãy tin vào Người (Ga 10,38). Những ai tin tưởng kêu cầu Người, đều được Người khấng nhận (Mc 5,25-34; 10,52 v.v...). Bây giờ, các phép lạ củng cố niềm tin vào Đấng thực hiện công việc của Cha Người: chúng minh chứng Người là Con Thiên Chúa (Ga 10,3l-38). Nhưng chúng cũng có thể là "cớ vấp ngã" (Mt ll,6). Chúng không nhằm thỏa mãn người tò mò, và ưa thích ma thuật. Dù đã làm những phép lạ tỏ tường, Đức Giêsu vẫn bị một số người chối bỏ (Ga 11,47-48); bị kết án là hành động nhờ ma quỷ (Mc 3,22).
549 1503 440. Khi giải thoát một số người khỏi những đau khổ đời này như đói khát (Ga 6,5-15), bất công (Lc 19,8), tật bệnh và cái chết (Mt 11,5), Đức Giêsu chứng tỏ Người là Đấng Messia. Tuy nhiên, Người không đến để tiêu diệt mọi khổ đau ở trần gian này (Lc 12.13.14; Ga 18,36), nhưng để giải thoát con người khỏi kiếp nô lệ lầm than nhất, đó là nô lệ tội lỗi (Ga 8,34-36). Thứ nô lệ này ngăn cản họ làm con Thiên Chúa, cũng như gây ra mọi hình thức nô lệ hóa con người.
550 394 1673 40,2816. Nước Thiên Chúa đến làm cho nước Satan sụp đổ (Mt 12,26) "Nếu tôi nhờ Thánh Thần Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Mt 12, 28). Đức Giêsu trừ quỷ là giải thoát con người khỏi vòng cương tỏa của ma quỷ (Lc 8,26-39). Qua đó, Người thể hiện trước Người sẽ toàn thắng "thủ lĩnh thế gian này" (Ga 12,31). Chính nhờ Thánh Giá Đức Kitô mà Nước Thiên Chúa sẽ được thiết lập vĩnh viễn: "Trên ngai Thập Giá, Thiên Chúa thống trị muôn loài" (Vênantiô Fortunatô, Hymnus “Vexilla Regis”,Thánh ca "Vexilla Regis").
"Chìa khóa Nước Trời"
551 858 765. Ngay khi bắt đầu đời sống công khai, Đức Giêsu chọn Nhóm Mười Hai để các ông cùng ở với Người và chia sẻ sứ mạng với Người (Mc 3,13-19). Người ban cho họ dự phần vào uy quyền của Người và "sai họ đi loan báo Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" (Lc 9,2). Họ sẽ vĩnh viễn liên kết với Nước Đức Kitô, bởi vì Người sẽ nhờ họ mà điều hành Hội Thánh.
"Thầy sẽ ban quyền cai trị cho anh em; như Cha Thầy đã ban cho Thầy, anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trên vương quốc của Thầy, và ngự trên tòa xét xử 12 chi tộc Israel" (Lc 22,29-30).
552 880, 153 442 424. Trong nhóm Mười Hai, Simon Phêrô giữ vị trí hàng đầu (Mc 3,16; 9,2; Lc 24,34; 1Cr 15,5). Đức Giêsu ủy thác cho ông sứ mạng độc nhất vô nhị. Nhờ Chúa Cha mặc khải, Phêrô tuyên xưng "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Bấy giờ Chúa liền tuyên bố "Anh là Phêrô nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" (Mt 16,18). Đức Kitô, "Viên đá sống" (1 Pr 2, 4), bảo đảm Hội Thánh mà Người xây dựng trên Tảng Đá Phêrô, sẽ chiến thắng quyền lực tử thần. Vì đức tin ông đã tuyên xưng, Phêrô sẽ là Tảng Đá kiên vững của Hội Thánh. Ông có sứ mạng bảo toàn đức tin ấy khỏi suy suyển và củng cố đức tin của anh em (Lc 22.32).
553 381 1445, 641, 881. Đức Giêsu ủy thác cho thánh Phêrô một thẩm quyền đặc biệt: "Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời. Dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy" (Mt 16,19). Quyền nắm giữ chìa khoá là quyền cai quản Nhà Thiên Chúa, tức là Hội Thánh. Đức Giêsu, "Người mục tử nhân lành" (Ga 10,11) xác nhận trọng trách đó sau khi Phục Sinh: "Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy" (Ga 21, 15-17). Quyền "cầm buộc và tháo cởi" là quyền tha tội, đưa ra những phán quyết về đạo lý và những quyết định về kỷ luật trong Hội Thánh. Đức Giêsu ủy thác quyền này cho Hội Thánh qua thừa tác vụ của các tông đồ (Mt 18,18), đặc biệt là của Phêrô, người duy nhất được Chúa minh nhiên giao phó chìa khóa Nước Trời.
Nếm trước hạnh phúc Nước Trời: Chúa Hiển Dung
554 697,2600 444. Từ ngày Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Đức Giêsu "bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ... rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại" (Mt l6,2l). Phêrô không chấp nhận điều đó (Mt 16,22-23), các môn đệ khác cũng không hiểu gì hơn (Mt 17,23; Lc 9,45).
555 2576,2583 257. Đức Giêsu tỏ lộ vinh quang mình trong chốc lát, và như vậy xác nhận lời tuyên xưng của thánh Phêrô. Người cũng cho thấy để "được hưởng vinh quang" (Lc 24,26), Người phải kinh qua thập giá tại Giêrusalem. Ông Môisen và Ông Êlia đã thấy vinh quang Thiên Chúa trên Núi. Lề luật và các Ngôn sứ đã loan báo Đấng Messia phải chịu nhiều đau khổ (Lc 24, 27). Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu đúng là ý muốn của Chúa Cha: Chúa Con hành động như Người Tôi Tớ Thiên Chúa (Is 42,1); đám mây nói lên sự hiện diện của Chúa Thánh Thần: "Cả Ba Ngôi xuất hiện: Chúa Cha qua tiếng nói, Chúa Con nơi con người, Chúa Thánh Thần trong đám mây sáng chói" (Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae tổng luận thần học 3,45,4, ad 2).
"Lạy Chúa Kitô, Ngài đã hiển dung trên núi, và các môn đệ chiêm ngắm vinh quang Ngài tùy khả năng mình, để mai sau khi thấy Ngài chịu đóng đinh Thập Giá, họ hiểu rằng Ngài đã tự nguyện chịu khổ hình. Rồi họ sẽ loan báo cho muôn dân biết Ngài chính là vinh quang Cha chiếu toả (Phụng vụ Byzantin. Kontakion in die Transfigurationis, thánh ca lễ Hiển Dung).
556 1003. Phép Rửa mở đầu đời sống công khai. Hiển Dung mở đầu cuộc Vượt Qua. Qua phép rửa của Đức Giêsu, "mầu nhiệm cuộc tái sinh lần thứ nhất của chúng ta" được tỏ hiện: đó là bí tích Thánh Tẩy. Hiển Dung là "mầu nhiệm cuộc tái sinh lần thứ hai": đó là phục sinh của chính chúng ta (Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae III,45,4 ad.2). Ngay từ bây giờ, chúng ta thông phần vào cuộc Phục Sinh của Chúa, nhờ Chúa Thánh Thần hoạt động, trong các Bí tích của Thân Mình Đức Kitô. Biến cố Hiển Dung cho phép chúng ta nếm trước cuộc quang lâm vinh hiển của Đức Giêsu, "Người sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người" (Pl 3,2l). Nhưng biến cố ấy cũng nhắc nhở chúng ta: "Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa" (Cv 14, 22).
Khi Phêrô ước ao sống với Đức Kitô trên núi, ông chưa hiểu gì (Lc 9,33). Hỡi Phêrô, Chúa sẽ dành cho ông diễm phúc này sau khi chết mà thôi. Còn hiện nay thì Chúa nói: Hãy xuống núi để chịu cực nhọc ở trần gian, để phục vụ ở trần gian, để chịu sỉ nhục, chịu đóng đinh ở trần gian. Đấng là Sự Sống đã xuống để bị giết chết; Đấng là Bánh đã xuống để chịu đói; Đấng là Đường đã xuống để chịu mệt nhọc trên đường lữ hành; Đấng là Nguồn Suối đã xuống để chịu cơn khát; còn ông lại từ chối lao nhọc ư?” (Thánh Augustinô, Sermo, bài giảng 78,6)
Đức Giêsu lên Giêrusalem
557. "Khi đã tới ngày Đức Giêsu được đưa ra khỏi thế gian, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem" (Lc 9,51) (Ga 13,1). Khi nhất quyết như thế, Đức Giêsu muốn nói là Người lên Giêrusalem để sẵn sàng chịu chết ở đó. Người loan báo đến ba lần cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Người (Mc 8,31-33; 9,31-32; 10,32-34). Khi tiến về Giêrusalem, Người nói: "Chẳng lẽ một ngôn sứ lại chết ngoài thành Giêrusalem!" (Lc 13,33).
558. Đức Giêsu gợi lại việc các ngôn sứ đã bị giết ở Giêrusalem (Mt 23,27a). Dù sao, Người vẫn kiên trì kêu gọi Giêrusalem tập hợp quanh Người: "Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh... mà các ngươi không chịu" (Mt 23, 37b). Khi nhìn thấy Giêrusalem, Người khóc thương nó và thốt lên một lần nữa ước muốn của lòng Người "Phải chi hôm nay cả ngươi nữa cũng hiểu được sứ điệp bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ mắt ngươi không thấy được" (Lc 19,41-42).
Đức Giêsu khải hoàn vào Giêrusalem như Đấng Messia
559 333, 132. Giêrusalem sẽ đón nhận Đấng Messia của mình như thế nào? Trong khi Đức Giêsu trốn tránh mọi ý đồ của dân chúng muốn tôn Người làm vua (Ga 6,15) thì Người lại chọn thời điểm và chuẩn bị mọi chi tiết chuyến vào Giêrusalem, thành phố của "Đavít, Cha của Người" (Lc 1,32) (Mt 21,1-11) với tư cách là Đấng Messia. Người được dân chúng hoan hô như con vua Đavit, Đấng mang lại ơn cứu độ (Hosanna có nghĩa là "Xin cứu chúng con" « salva igitur! », "Xin ban ơn cứu độ!"
560 550, 2816 1169. Việc Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem tỏ cho thấy Nước Thiên Chúa đang đến. Sự kiện đó, Đức Vua Messia sắp hoàn thành bằng cuộc Vượt Qua, là sự Chết và sự Sống lại của Người. Phụng vụ Hội Thánh khởi đầu Tuần Thánh bằng việc cử hành biến cố Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem, trong Chúa Nhật Lễ Lá.
TÓM LƯỢC
561. "Tất cả cuộc đời Đức Kitô là một giáo huấn liên tục: Người thinh lặng, hành động, cầu nguyện, yêu thương con người, ưu ái kẻ bé mọn và người nghèo, chấp nhận hiến tế trọn vẹn trên Thập Giá để cứu chuộc thế gian, Phục Sinh... tất cả là để hiện thực Lời Người và hoàn tất Mặc Khải" (ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Catechesi tradendae 9).
562. Các môn đệ Chúa Kitô phải nên đồng hình đồng dạng với Người cho đến khi Người được hình thành trong họ (Gl 4,19). "Vì thế, chúng ta được đảm nhận vào các mầu nhiệm cuộc sống của Người, trở nên giống Người, cùng chết và sống lại với Người, cho đến khi cùng cai trị với Người" (CĐ Vatican II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium 7).
563. Là mục đồng hay đạo sĩ, người ta cũng chỉ gặp được Thiên Chúa ở đời này, khi quỳ xuống trước máng cỏ Bêlem và thờ lạy Thiên Chúa ẩn mình nơi một trẻ thơ yếu đuối.
564. Khi tuân phục Đức Maria và thánh Giuse cũng như khiêm nhu lao động trong những năm dài ở Nazareth, Đức Giêsu nêu gương thánh thiện cho chúng ta trong cuộc sống gia đình và lao động hằng ngày.
565. Ngay khi bắt đầu đời sống công khai, lúc chịu phép rửa, Đức Giêsu là "Người Tôi Tớ" hoàn toàn hiến dâng cho công trình cứu độ sẽ được hoàn tất trong "phép rửa" là cuộc khổ nạn.
566. Các cơn cám dỗ trong hoang địa cho thấy Chúa Giêsu, Đấng Messia khiêm nhường, đã chiến thắng Satan nhờ việc Người gắn bó trọn vẹn với kế hoạch cứu độ theo ý muốn của Chúa Cha.
567. Đức Kitô đã khai mạc Nước Trời dưới thế. "Nước này chiếu sáng trước mặt mọi người qua lời nói, hành động và sự hiện diện của Chúa Kitô" (CĐ Vatican II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium 5). Hội Thánh là mầm và khởi đầu của Nước Trời. Chìa khóa Nước Trời được trao cho Phêrô.
568. Cuộc Hiển Dung của Chúa Kitô nhằm mục đích củng cố đức tin của các tông đồ trước cuộc khổ nạn: việc leo lên "núi cao" chuẩn bị việc leo lên Núi Sọ. Đức Kitô, Đầu của Hội Thánh, bày tỏ "niềm hy vọng đạt tới vinh quang" mà Thân Thể Người ấp ủ và chiếu tỏa qua các bí tích (Cl 1,27) (Thánh Lêô Cả, Sermo, bài giảng 51,3).
569. Chúa Giêsu tự nguyện lên Giêrusalem dù biết rằng tại đây Người sẽ phải chết cách khổ nhục vì sự thù nghịch của những kẻ tội lỗi(Dt 12,3).
570. Việc Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem cho thấy Nước Trời đang đến. Đức Vua Messia, mà trẻ em và những người có tâm hồn nghèo hèn nghênh đón, sẽ hoàn thành Nước Trời bằng cuộc Vượt Qua, là cái Chết và sự Sống lại của Người.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho