ĐOẠN THỨ HAI SECTIO SECUNDA CHƯƠNG II CAPUT SECUNDUM Mục 4 Tiết 3 CHÚA GIÊSU KITÔ ĐƯỢC TÁNG XÁC Paragraphus 3: Iesus Christus sepultus est 624 1005, 362 349. Chúa Giêsu “đã phải nếm sự chết, là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa” (Dt 2,9). Trong kế hoạch cứu độ của Ngài, Thiên Chúa đã định cho Con của Ngài không những phải chết “vì tội lỗi chúng ta” (1 Cr 15,3), nhưng còn phải “nếm sự chết”, nghĩa là, biết tình trạng của sự chết, tình trạng linh hồn Người và thân thể Người tách rời nhau một thời gian, từ lúc Người tắt thở trên thập giá cho đến lúc Người sống lại. Tình trạng Chúa Giêsu chịu chết là mầu nhiệm của việc mai táng và việc xuống ngục tổ tông. Đó là mầu nhiệm của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh trong đó Đức Kitô, được đặt trong mồ (Ga 19,42) nói lên sự yên nghỉ ngày Sabát vĩ đại của Thiên Chúa (Dt 4,4-9), sau khi hoàn tất việc cứu độ loài người (Ga 19,30) và đem lại bình an cho toàn thể vũ trụ (Cl 1,18-20). Christus Suo corpore in sepulcro 625. Thời gian Đức Kitô nghỉ yên trong mồ thật sự nối kết tình trạng có thể chịu đau khổ trước phục sinh với tình trạng vinh hiển hiện tại của Đấng Phục Sinh. Chính Đấng "hằng sống" có thể nói: "Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời" (Kh 1,18): « Non dabis Sanctum Tuum videre corruptionem » 627 1009 1683. Cái chết của Đức Kitô là cái chết thật sự, vì đã chấm dứt cuộc đời trần thế của Người. Nhưng bởi ngôi vị Chúa Con vẫn kết hợp với thân xác Người, nên thân xác ấy không trở thành một thi hài như trong những trường hợp khác, "vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi" (Cv 2,24). Do đó, quyền năng Thiên Chúa đã gìn giữ thân xác Người khỏi hư nát" (Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae, tổng luận thần học 3,51,3). Về Đức Kitô, người ta có thể nói: "Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh" (Is 53,8), và cũng có thể nói: "Cả thân xác con nghỉ ngơi trong niềm hy vọng rằng Chúa chẳng đành bỏ mặc hồn con trong cõi âm ty; cũng không để vị thánh của Ngài phải hư nát" (Cv 2,26-27) (Tv 16,9-10). Việc Đức Giêsu sống lại vào "ngày thứ ba" (1 Cr 15,4; Lc 24,46) (x.Mt 12,40; Gn 2,11; Hs 6,2) minh chứng điều ấy, vì theo quan niệm của người xưa, việc hư nát thường xảy ra từ ngày thứ tư (Ga 11,39). « Consepulti cum Christo... » 628 537 1215. Thuở ban đầu Hội Thánh ban bí tích Thánh Tẩy bằng cách dìm thụ nhân xuống nước. Hành động này có ý nghĩa là người Kitô hữu chết cho tội lỗi phải chịu mai táng cùng với Đức Kitô để sống một đời sống mới: "Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta cùng được mai táng với Đức Kitô. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rm 6,4) (Cl 2,12; Ep.5,26). Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ NHẤT
Tuyên Xưng Đức Tin
PARS PRIMA
PROFESSIO FIDEI
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO
FIDEI CHRISTIANAE PROFESSIO
TÔI TIN KÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA
CREDO IN IESUM CHRISTUM, FILIUM DEI UNICUM
"CHÚA GIÊSU KITÔ ĐÃ CHỊU NẠN DƯỚI THỜI PHONGXIÔ- PHILATÔ, BỊ ĐÓNG ĐINH THẬP GIÁ, CHẾT VÀ TÁNG XÁC"
Articulus 4
Iesus Christus est “passus sub Pontio Pilato,
crucifixus, mortuus, et sepultus”
Thân xác Đức Kitô được mai táng
Chúa Con đã để cho cái chết tách rời hồn khỏi xác, theo bản tính tự nhiên, nhưng Người đã kết hợp hồn với xác lại nhờ sự phục sinh, để bản thân Người trở thành giao điểm của sự chết và sự sống bằng cách ngăn chặn sự tan rã tự nhiên của thân xác do sự chết và trở thành nguyên lý hợp nhất của các phần đã bị tách rời (Thánh Grêgôriô Nyssenô, Oratio catechetica, sách giáo lý 16).
626 470, 650. Vì "Đấng khơi nguồn sự sống" mà người ta đã giết chết (Cv 3,15) cũng là "Đấng hằng sống đã phục sinh" (Lc 24,5-6), nên Ngôi Vị Thần Linh của Con Thiên Chúa vẫn tiếp nhận hồn và xác của Người bị cái chết tách rời:
Khi Đức Kitô chết, hồn đã lìa khỏi xác, nhưng ngôi vị duy nhất của Người không bị chia ra, vì ngay từ đầu nơi Ngôi Lời Nhập thể, xác và hồn hiện hữu ngang nhau; dù trong cái chết hồn xác tách rời nhau, nhưng vẫn ở với ngôi vị duy nhất của Ngôi Lời (Thánh Gioan Đamascênô, Expositio fidei 3, 27).
"Chúa không để Đấng Thánh của Người phải hư nát"
"Cùng chịu mai táng với Đức Kitô..."
TÓM LƯỢC
629. Vì mọi người, Đức Giêsu đã nếm sự chết (Dt 2,9). Chính Chúa Con làm người đã chết và đã được mai táng.
630. Trong thời gian Đức Kitô nghỉ yên trong mồ, Ngôi Vị Thiên Chúa của Người vẫn tiếp nhận hồn và xác bị cái chết tách rời. Đó là lý do thân xác của Đức Kitô đã chết mà "không phải hư nát" (Cv 13,37).
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho