ĐOẠN THỨ HAI SECTIO SECUNDA CHƯƠNG II CAPUT SECUNDUM Mục 5 Tiết 2 NGÀY THỨ BA BỞI TRONG KẺ CHẾT MÀ SỐNG LẠI Paragraphus 2: Tertia Die resurrexit a mortuis 638 90 651 991. "Chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng này: điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại" (Cv 13,32-33). Đức Giêsu Phục Sinh là chân lý tuyệt đỉnh của đức tin Kitô giáo, được cộng đoàn tín hữu tiên khởi tin và sống như là chân lý trung tâm, được Truyền Thống lưu truyền như chân lý căn bản, được các văn kiện Tân Ước xác lập, được rao giảng như phần chủ yếu của mầu nhiệm Vượt Qua và Thập Giá: I. BIẾN CỐ LỊCH SỬ VÀ SIÊU VIỆT Eventus historicus et transcendens Sepulcrum vacuum 640 999. "Sao các bà lại đến giữa kẻ chết mà tìm Đấng hằng sống? Người không còn đây nữa, nhưng đã sống lại rồi" (Lc 24,5-6). Trong biến cố phục sinh, yếu tố đầu tiên mà ta gặp là ngôi mộ trống, Tự nó, sự kiện này không phải là một bằng chứng trực tiếp. Việc thân xác Đức Kitô không còn trong mồ có thể được giải thích cách khác (Ga 20,13; Mt 28,11-15). Dầu vậy, mọi người đều coi ngôi mộ trống là dấu chỉ chủ yếu. Việc phát hiện mồ trống là bước đầu dẫn các môn đệ đến việc nhìn nhận chính sự kiện Chúa sống lại. Đó là trường hợp các phụ nữ đạo đức (Lc 24,3,22-23), tiếp đến là Phêrô (Lc 24,l2). Khi vào trong mồ trống và thấy "những băng vải để ở đó" (Ga 20,6)", người môn đệ Đức Giêsu yêu quý" (Ga 20,2) khẳng định rằng: "Ông đã thấy và ông đã tin" (Ga 20,8). Điều này giả thiết rằng: khi thấy mộ trống (Ga 20,5-7), ông nhận ra việc mất xác Chúa không phải là do loài người, và Đức Giêsu đã không đơn gian trở lại cuộc sống trần thế như trường hợp Lazarô vậy (Ga 11,44). Resuscitati apparitiones 641 553 448. Những người đầu tiên được gặp Đấng Phục Sinh (Mc 16,1; Lc 24,1; Mt 28,9-10; Ga 20,11-18) là bà Maria Magđalêna và các phụ nữ đạo đức đến để hoàn tất việc ướp xác Đức Giêsu (Ga 19,31.42) đã được mai táng vội vã vào chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, vì ngày Sabát sắp bắt đầu. Như vậy, các phụ nữ là những sứ giả đầu tiên loan báo Đức Kitô sống lại cho chính các tông đồ (Lc 24,9-10). Về phần các tông đồ, Đức Kitô hiện ra trước hết với Phêrô, sau đó với nhóm Mười Hai (1Cr 15,5). Vì được mời gọi củng cố niềm tin của anh em mình (Lc 22,31-32), nên Phêrô được thấy Đấng Phục Sinh trước họ. Chính dựa trên chứng từ của ông, mà cộng đoàn kêu lên: "Chúa đã sống lại thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon" (Lc 24, 34.36). 642 659 , 881 860. Tất cả những gì đã xảy ra trong những ngày lễ Vượt Qua đó thôi thúc các tông đồ, đặc biệt là Phêrô, ra sức xây dựng một kỷ nguyên mới đã bắt đầu từ sáng ngày Phục Sinh. Với tư cách chứng nhân của Đấng Phục Sinh, họ là những viên đá nền móng của Hội Thánh Người. Đức tin của cộng đoàn tín hữu tiên khởi được xây dựng trên lời chứng của những con người cụ thể mà các Kitô hữu quen biết và phần đông còn sống giữa họ. Các "chứng nhân về cuộc Phục Sinh của Đức Kitô" (Cv 1,22) trước tiên là Phêrô và Nhóm Mười Hai, nhưng không chỉ mình họ: thánh Phaolô nói rõ ràng Đức Giêsu "đã hiện ra với hơn năm trăm người một lượt; Người cũng hiện ra với ông Giacôbê rồi với tất cả các tông đồ" (1Cr 15,4-8). Các sách Tin Mừng không hề nói đến một cộng đoàn cuồng nhiệt trong hứng khởi thần bí, nhưng cho thấy "các môn đệ ủ rũ" (Lc 24,17) và sợ hãi (Ga 20,19). Họ không tin lời các phụ nữ đạo đức viếng mộ trở về, nhưng "cho là chuyện nhảm nhí" (Lc 24,11) (Mc 16,11-13). Khi tỏ mình cho Nhóm Mười Một, chiều ngày Phục Sinh, Đức Giêsu "khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người, sau khi Người sống lại" (Mc 16,14). Và khi Đức Giêsu hiện ra lần cuối cùng tại Galilê, theo thánh Matthêu tường thuật "có mấy người vẫn còn hoài nghi" (Mt 28,17). Do đó, giả thuyết cho rằng Phục Sinh là "sản phẩm" của đức tin (hoặc do nhẹ dạ) của các tông đồ, không đứng vững. Trái lại, dưới tác động của ơn thánh, các ông tin vào cuộc Phục Sinh vì có kinh nghiệm trực tiếp về việc Đức Giêsu đã thực sự sống lại. Status humanitatis resuscitatae Christi 645 999. Đức Giêsu phục sinh có những tương quan trực tiếp với các môn đệ của Người, qua tiếp xúc (Lc 24,39; Ga 20,27) và việc chia sẻ bữa ăn (Lc 24,30.41-43; Ga 21,9.13-15). Nhờ đó, Người muốn cho họ thấy Người không phải là ma (Lc 24,39), và thân xác phục sinh của Người chính là thân xác đã bị hành hạ và đóng đinh thập giá, vì còn mang dấu vết cuộc khổ nạn (Lc 24,40; Ga 20,20,27). Tuy nhiên thân xác đúng nghĩa và có thật này có các đặc tính mới của một thân xác vinh hiển: Người không còn bị ràng buộc trong không gian và thời gian nữa, nhưng có thể đi đâu và lúc nào tùy ý, vì nhân tính của Người không còn bị giam giữ trên trần thế mà chỉ thuộc về thế giới thần linh của Chúa Cha (Ga 20,17). Do đó Đức Giêsu phục sinh hoàn toàn tự do để hiện ra như Người muốn: dưới hình dáng một người làm vườn (Ga 20,14-15) hoặc "dưới hình dạng khác" (Mc 16,12) hơn những hình dạng quen thuộc với các môn đệ, nhằm khơi dậy đức tin của họ (Ga 20,14.16; 21,4.7). Resurrectio tamquam eventus transcendens 647 1000. Thánh thi Exultet trong đêm Canh thức Vượt Qua hát: “Ôi! Đêm thật diễm phúc, đêm duy nhất biết được thời giờ Đức Kitô từ cõi chết phục sinh”. Thực vậy, không một ai chứng kiến tận mắt biến cố Phục Sinh và không một thánh sử nào mô tả nó. Không ai có thể nói Phục Sinh đã diễn biến như thế nào về mặt thể lý. Giác quan lại càng khó nhận ra được yếu tính sâu xa nhất của Phục Sinh là sự chuyển qua một cuộc sống khác. Tuy Phục Sinh là biến cố lịch sử, có thể ghi nhận được nhờ dấu chỉ mộ trống và những lần gặp gỡ thực sự giữa các tông đồ với Đức Kitô sống lại, nhưng Phục Sinh vẫn là trung tâm mầu nhiệm đức tin, vì nó siêu việt và vượt trên mọi chiều kích lịch sử. Do đó, Đức Kitô Phục Sinh không tỏ mình ra cho thế gian (Ga 14,22) mà chỉ cho các môn đệ của Người, "cho những kẻ từng theo Người từ Galilê lên Giêrusalem. Giờ đây chính họ làm chứng cho Người trước mặt dân" (Cv 13,31). 648 258 989 663 445 272. Sự Phục Sinh của Đức Kitô là đối tượng của đức tin, vì đó là sự can thiệp siêu việt của chính Thiên Chúa trong công trình tạo dựng và trong lịch sử. Trong biến cố này, Ba Ngôi Thiên Chúa vừa cùng hoạt động chung, vừa biểu lộ tính cách riêng biệt của mỗi Ngôi. Sự Phục Sinh được thực hiện do quyền năng của Chúa Cha, Đấng “đã làm sống lại” (Cv 2,24) Đức Kitô, Con của Ngài, và bằng cách đó, Chúa Cha đưa nhân tính của Người, cùng với thân thể của Người, vào Ba Ngôi một cách hoàn hảo. Chúa Giêsu được mạc khải một cách vĩnh viễn là “Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,4). Thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa biểu lộ quyền năng (Rm 6,4; 2Cr 13,4; Pl 3,10; Ep 1,19-22; Dt 7,16) qua công trình của Thánh Thần làm cho nhân tính đã chết của Đức Giêsu được sống lại và nâng lên tình trạng vinh hiển. III. Ý NGHĨA VÀ ẢNH HƯỞNG CỨU ĐỘ CỦA SỰ PHỤC SINH Sensus et momentum Resurrectionis salvificum Thánh Phaolô có thể tuyên bố với người Do Thái: "Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2: "Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha sinh ra Con" (Cv 13,32-33). Mầu nhiệm Phục Sinh liên kết mật thiết với mầu nhiệm Con Thiên Chúa Nhập Thể. Phục sinh hoàn tất mầu nhiệm này theo ý định muôn đời của Thiên Chúa. Kế đến, đời sống mới thực hiện ơn làm nghĩa tử Thiên Chúa vì con người trở thành anh em của Đức Kitô, như chính Người gọi các môn đệ sau khi sống lại: "Hãy đi báo tin cho các anh em của Thầy" (Mt 28,10; Ga 20,17). Chúng ta trở thành anh em của Đức Kitô không phải do bản tính nhưng do hiệu quả của ân sủng, vì ơn làm nghĩa tử thông hiệp chúng ta thực sự vào đời sống Con Một Thiên Chúa, như mầu nhiệm Phục Sinh đã mặc khải trọn vẹn. Trong lúc chờ đợi sự hoàn tất đó, Đức Kitô Phục Sinh sống trong lòng mọi tín hữu. Nơi Người, các Kitô hữu "được cảm nghiệm những sức mạnh của thế giới tương lai" (Dt 6,5) và cuộc sống của họ được Đức Kitô lôi cuốn vào trong cung lòng đời sống của Thiên Chúa (Cl 3,1-3), "để những ai đang sống, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình" (2 Cr 5,15). Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ NHẤT
Tuyên Xưng Đức Tin
PARS PRIMA
PROFESSIO FIDEI
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO
FIDEI CHRISTIANAE PROFESSIO
TÔI TIN KÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ, CON MỘT THIÊN CHÚA
CREDO IN IESUM CHRISTUM, FILIUM DEI UNICUM
"CHÚA GIÊSU KITÔ XUỐNG NGỤC TỔ TÔNG, NGÀY THỨ BA BỞI TRONG KẺ CHẾT MÀ SỐNG LẠI"
Articulus 5
Iesus Christus “descendit ad inferos,
tertia die resurrexit a mortuis”
Đức Kitô từ cõi chết sống lại,
Người đã chết để chiến thắng tử thần Và ban sự sống cho kẻ đã chết (Phụng vụ Byznatin)
639. Mầu nhiệm của sự Sống lại của Đức Kitô là một biến cố có thật, với những cuộc tỏ hiện đã được kiểm chứng theo lịch sử, như Tân Ước làm chứng. Khoảng năm 56, thánh Phaolô đã có thể viết cho tín hữu Côrintô: “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã sống lại, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm Mười Hai” (1 Cr 15,3-4). Ở đây vị Tông Đồ nói đến truyền thống sống động về sự Sống lại mà ngài đã học được sau cuộc hối cải của ngài ở cổng thành Đamas (Cv 9,3-l8).
Ngôi Mồ trống không
Những lần hiện ra của Chúa Phục sinh
643. Với những chứng từ này, chúng ta có thể khẳng định Đức Kitô đã phục sinh trên bình diện thể lý và phải nhận đó là một sự kiện lịch sử. Từ các sự kiện, chúng ta rút ra kết luận: đức tin của các môn đệ đã bị thử thách triệt để do việc Đức Giêsu chịu nạn chịu chết trên cây thập giá, sự kiện đã được Người báo trước (Lc 22,31-32). Cuộc khổ nạn đã làm cho các môn đệ bị chấn động mạnh đến nỗi họ (ít ra là một số) không tin ngay việc Chúa sống lại.
644. Dù đối diện với thực tế là Đức Giêsu phục sinh, các môn đệ vẫn còn nghi ngờ (Lc 24,38) vì không tin rằng điều này có thể xảy ra được, nên họ tưởng trông thấy ma (Lc 24,39). "Các ông vẫn chưa dám tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng" (Lc 24,41). Ông Tôma cũng đã từng nghi ngờ như vậy (Ga 20,24-27).
Trạng thái nhân tính của Đức Kitô Phục Sinh
646 934 549. Sự Phục Sinh của Đức Kitô không phải là việc trở lại với cuộc sống trần thế, giống như trường hợp của những kẻ Người đã cho sống lại trước cuộc Vượt Qua: con gái ông Giairô, người thanh niên Naim, anh Lazarô. Các sự kiện này là những biến cố kỳ diệu, nhưng những người được hưởng phép lạ đó, nhờ quyền năng của Chúa Giêsu, chỉ trở lại với cuộc sống trần thế “thông thường”. Một lúc nào đó họ sẽ lại chết. Sự phục sinh của Đức Kitô thì hoàn toàn khác hẳn. Trong thân thể phục sinh của Người, Người chuyển từ trạng thái phải chết sang một sự sống khác vượt trên thời gian và không gian. Thân thể của Chúa Giêsu trong sự Phục Sinh đầy tràn quyền năng của Chúa Thánh Thần; thân thể này tham dự vào sự sống thần linh trong trạng thái vinh quang của Người, đến độ thánh Phaolô đã có thể nói Đức Kitô là một "người thượng giới" (1Cr 15,35-50).
Phục Sinh, biến cố siêu việt
II. PHỤC SINH, CÔNG TRÌNH CỦA BA NGÔI CHÍ THÁNH
Resurrectio – Sanctissimae Trinitatis opus
649. Về phần Chúa Con, Người tự sống lại do quyền năng Thiên Chúa của mình. Đức Giêsu loan báo: Con Người sẽ phải đau khổ, chết và sống lại (theo nghĩa chủ động của từ) (Mc 8,31; 9,9,31; 10,34). Nơi khác, Người khẳng định rõ ràng: "Tôi hy sinh mạng sống để rồi lấy lại... Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy" (Ga 10,17-18) "Chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại" (1Th 4,14).
650 626 1005. Các giáo phụ chiêm ngắm mầu nhiệm Phục Sinh từ ngôi vị Thiên Chúa của Đức Kitô. Ngôi vị này vẫn kết hợp với hồn và xác đã bị cái chết tách rời: "Nhờ sự duy nhất của bản tính Thiên Chúa hiện diện ở cả hai phần của con người, nên hai phần này có thể tái hợp với nhau. Như vậy, chết là tách rời hai phần của con người và phục sinh là kết hợp hai phần ấy lại" (Thánh Grêgôriô Nyssênô; Bàn về Phục Sinh của Chúa Kitô, DS 325; ĐGH Anastasiô II, DS 359; Thánh Hormidas, DS 369; CĐ Tôlêđô XI, DS 539).
651 129 274. "Nếu Đức Kitô không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và đức tin của anh em cũng trống rỗng" (1Cr 15,14). Trên hết mọi sự, Phục Sinh xác nhận tất cả những gì chính Đức Kitô đã làm và đã dạy. Khi phục sinh, Đức Kitô chứng tỏ Người có thẩm quyền của một vị Thiên Chúa, nên toàn thể các chân lý kể cả những chân lý mà lý trí loài người khó chấp nhận, đều đáng tin.
652 994 601. Đức Kitô Phục Sinh hoàn tất những lời hứa của Cựu Ước (Lc 24,26-27,44-48) và của chính Người khi còn sống tại thế (Mt 28,6; Mc 16,7; Lc 24,6-7). Thuật ngữ "đúng theo Kinh Thánh" (1Cr 15,3-4 và kinh Tin kính Nicêa-Constantinôpôli) cho thấy việc Đức Kitô Phục Sinh hoàn tất các lời tiên báo này.
653 445 461,422. Phục Sinh xác nhận thiên tính thật của Đức Giêsu. Người đã nói: "Khi các ông đưa Con Người lên cao, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu" (Ga 8,28). Phục Sinh của Đấng bị đóng đinh chứng minh rằng Người thực sự là "Đấng Hằng Hữu", là Con Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa.
654 1987 1996. Có hai khía cạnh trong mầu nhiệm Vượt Qua: Đức Kitô chết để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, và phục sinh để mở đường vào cuộc sống mới. Cuộc sống mới này bao hàm trước tiên là sự công chính hóa, nghĩa là đặt chúng ta lại trong ân sủng của Thiên Chúa (Rm 4,25), để "cũng như Đức Kitô đã được sống lại từ cõi chết, chúng ta cũng được sống đời sống mới" (Rm 6,4). Đời sống mới này là chiến thắng sự chết do tội lỗi gây ra và được thông phần lại vào ân sủng (Ep 2,4-5; 1Pr 1,3).
655 989 1002. Cuối cùng, sự phục sinh của Đức Kitô, cũng như chính Đức Kitô Phục Sinh, là nguyên lý và nguồn mạch sự sống lại của chúng ta mai sau: "Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu..., như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người, nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống lại" (1 Cr 15,20-22).
TÓM LƯỢC
656. Phục Sinh vừa là một biến cố lịch sử đươc các môn đệ chứng thực vì họ đã thực sự gặp Đấng Phục Sinh, vừa là biến cố siêu việt vì nhân tính của Đức Kitô đi vào trong vinh quang Thiên Chúa.
657. Ngôi mộ trống và những băng vải xếp ở đó nói lên rằng: nhờ quyền năng của Thiên Chúa, thân xác của Đức Kitô thoát khỏi xiềng xích sự chết và sự hư nát. Những chứng cứ trên chuẩn bị các môn đệ gặp gỡ Đấng Phục Sinh.
658. Đức Kitô, "trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại" (Cl 1,18), là nguyên lý sự sống lại của chúng ta: ngay trong hiện tại, Người công chính hóa linh hồn chúng ta (Rm 6,4), và sau này cho thân xác chúng ta được sống lại (Rm 8,11).
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho