ĐOẠN THỨ HAI BẢY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH CHƯƠNG III CÁC BÍ TÍCH PHỤC VỤ SỰ HIỆP THÔNG CAPUT TERTIUM Mục 6 I. TẠI SAO GỌI LÀ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH? Cur hoc sacramenti Ordinis nomen? Ordinatio còn được gọi là thánh hiến, nghĩa là được Đức Kitô tách riêng và bổ nhiệm để phục vụ Hội Thánh. Việc giám mục đặt tay và lời nguyện thánh hiến, làm nên dấu chỉ hữu hình của sự thánh hiến này. Theo nghĩa này, tiếng Việt gọi là bí tích Truyền Chức. Sacramentum Ordinis in Oeconomia salutis Chức Tư Tế trong Giao Ước Cũ Sacerdotium Veteris Foederis 1539. Unicum Christi sacerdotium 1544 874. Duae unius sacerdotii Christi participationes 1546 1268. 1548 875, 792. ...« nomine totius Ecclesiae » 1552. Cả Thân thể, gồm Đầu và các chi thể, cầu nguyện và dâng mình; những thừa tác viên đúng nghĩa trong Thân Thể ấy, không những là thừa tác viên của Đức Kitô mà còn là thừa tác viên của Hội Thánh nữa. Chính vì đóng vai trò Đức Kitô, nên vị tư tế thừa tác có thể hành động nhân danh Hội Thánh. III. BA CẤP BẬC CỦA BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH Tres sacramenti Ordinis gradus 1554 1536 1538. Vì thế từ "Sacerdos" (tư tế) hiện nay được dùng để chỉ các giám mục và các linh mục, nhưng không chỉ các phó tế. Tuy nhiên, giáo lý Công Giáo dạy rằng những cấp bậc tư tế thừa tác (giám mục và linh mục) và cấp bậc phục vụ (phó tế) cả ba đều được trao ban qua một hành vi bí tích được gọi "Ordinatio", nghĩa là qua bí tích Truyền Chức: Ordinatio episcopalis – plenitudo sacramenti Ordinis 1555 861. Để tấn phong hợp pháp một giám mục, ngày nay phải có ý kiến đặc biệt của giám mục Rôma, vì ngài là dây liên kết hữu hình cao nhất của sự hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương trong một Hội Thánh duy nhất và bảo đảm cho các Giáo Hội được tự do. Ordinatio presbyterorum – cooperatorum Episcoporum 1562. Các linh mục chỉ có thể thi hành phận vụ khi tùy thuộc vào giám mục và hiệp thông với giám mục. Lời hứa vâng phục giám mục khi chịu chức và cái hôn bình an của giám mục vào cuối nghi thức truyền chức, cho thấy giám mục nhận các linh mục như cộng sự viên, như con cái, như anh em, như bạn hữu; vì thế, linh mục phải đáp lại bằng lòng yêu mến và vâng phục. Ordinatio diaconorum – « ad ministerium » 1569. Một trong các phận vụ phó tế là phụ giúp các giám mục và linh mục trong việc cử hành mầu nhiệm thánh, nhất là thánh lễ, trao Mình Thánh Chúa, chứng kiến và chúc lành cho đôi hôn phối, công bố và rao giảng Tin Mừng, chủ tọa lễ nghi an táng và đặc biệt là việc bác ái (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 29; Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 35; Sắc lệnh Ad gentes, 16 ). Thật là thích hợp và hữu ích khi có những người chu toàn chức vụ phó tế của Hội Thánh cả trong đời sống mục vụ và phụng vụ cũng như trong công tác xã hội và bác ái, "được thêm mạnh mẽ nhờ việc đặt tay" lưu truyền từ thời các tông đồ và được kết hợp chặt chẽ với bàn thánh hơn, để họ chu toàn thừa tác vụ của mình một cách hữu hiệu hơn nhờ ơn bí tích của chức phó tế (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Ad gentes, 16). IV. VIỆC CỬ HÀNH BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH Những nghi thức khai mạc xác nhận ứng viên được tuyển chọn đúng theo tập tục của Hội Thánh, và chuẩn bị cho nghi thức phong chức. Sau nghi thức phong chức, còn có những nghi thức biểu trưng dùng để diễn tả và hoàn tất mầu nhiệm vừa cử hành: tân giám mục và tân linh mục được xức dầu thánh, biểu trưng cho việc Thánh Thần xức dầu cách đặc biệt làm cho thừa tác vụ của các ngài được hiệu quả; vị tân giám mục nhận sách Phúc Âm, nhẫn, mũ và gậy như dấu chỉ cho sứ mạng tông đồ của ngài là rao giảng Lời Chúa, trung thành với Hội Thánh là Hiền Thê của Đức Kitô, và là mục tử chăm sóc đoàn chiên Chúa; tân linh mục lãnh nhận đĩa và chén thánh, dùng để dâng "lễ vật của Dân Thánh" lên Thiên Chúa; tân phó tế nhận sách Phúc Âm vì sứ mạng của ngài là rao giảng Phúc Âm. V. AI CÓ THỂ BAN BÍ TÍCH NÀY? Quis potest hoc sacramentum conferre? VI. AI CÓ THỂ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH NÀY? Quis potest hoc recipere sacramentum? 1577 551 861 862. Giám mục đoàn cùng với các linh mục hiệp nhất với các ngài trong chức tư tế, hiện tại hoá nhóm Mười Hai cho đến ngày Chúa lại đến. Hội Thánh bị ràng buộc với sự chọn lựa của Chúa, nên không thể phong chức cho người nữ (ĐGH Gioan Phaolô II, Tông thư Mulieris dignitatem, 26-27; CDF; décl. "Inter.insigniores"). VII. NHỮNG HIỆU QUẢ CỦA BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH Ấn tín vĩnh viễn Character indelebilis 1581 1548. Gratia Spiritus Sancti 1585 Ơn này thúc đẩy ngài loan báo Tin Mừng cho mọi người, trở nên mẫu mực cho đoàn chiên, đi tiên phong trên đường thánh thiện bằng cách kết hiệp với Đức Kitô Tư Tế và Hiến Lễ trong bí tích Thánh Thể, dám hiến mạng sống vì đoàn chiên. Vậy linh mục là ai? Là người bảo vệ chân lý, được đứng chung với các thiên thần, cùng ca hát với các tổng lãnh thiên thần, mang lễ vật lên bàn thờ thiên quốc, chia sẻ chức tư tế với Đức Kitô, sẽ tái tạo vạn vật, sẽ phục hồi hình ảnh Thiên Chúa nơi thụ tạo, sẽ là công nhân cho thế giới thiên quốc; và, cho tôi nói điều cao cả hơn nữa, linh mục sẽ là một vị thần và làm cho những người khác nên những vị thần”
Compendium Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ HAI
Cử Hành Mầu Nhiệm Kitô Giáo
PARS SECUNDA
MYSTERII CHRISTIANI CELEBRATIO
SECTIO SECUNDA
SEPTEM ECCLESIAE SACRAMENTA
SACRAMENTA IN SERVITIUM COMMUNIONIS
BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
Articulus 6: Sacramentum Ordinis
1536 860.
Truyền Chức là bí tích qua đó sứ mạng Chúa Kitô ủy thác cho các tông đồ tiếp tục được thực hiện trong Hội Thánh cho đến tận thế; vì thế, được gọi là bí tích của thừa tác vụ tông đồ. Bí tích này gồm 3 cấp bậc: chức giám mục, chức linh mục và chức phó tế.
(Về việc Đức Kitô thiết lập và trao ban thừa tác vụ tông đồ, xem 874-896. Ở đây, chỉ bàn về bí tích; qua đó, thừa tác vụ này được chuyển giao.)
1537 922 923;1631.
Vào thời cổ Rôma, người ta dùng từ "Ordo" để chỉ những tập thể dân sự, nhất là tập thể lãnh đạo. "Ordinatio" chỉ việc được nhận vào tập thể đó. Trong Hội Thánh có những tập thể như vậy mà truyền thống, phần nào dựa trên cơ sở Kinh Thánh (x. Dt 5,6; 7,11; Tv 110,4), ngay từ xưa gọi là Taxeis (tiếng Hy lạp) hay "Ordines" (tiếng La-tinh). Chẳng hạn, Phụng vụ nói đến hàng giám mục, hàng linh mục, hàng phó tế. Nhiều nhóm khác cũng được gọi là "Ordo" giới dự tòng, giới trinh nữ, giới vợ chồng, giới góa bụa...
1538 875 699.
Việc gia nhập vào một tập thể của Hội Thánh xưa kia thường được cử hành bằng một nghi thức gọi là“truyền chức” (Ordinatio). Đó là một hành vi tôn giáo và phụng vụ, có thể là thánh hiến, chúc lành hay bí tích. Ngày nay, từ “truyền chức” dành riêng cho việc cử hành bí tích gia nhập hàng giám mục, linh mục và phó tế. Việc này có giá trị hơn việc cộng đoàn bầu cử, chỉ định, ủy nhiệm hay cắt đặt, vì ban hồng ân Thánh Thần cho phép thi hành một "quyền thánh chức" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 10) do chính Chúa Kitô ban qua Hội Thánh.
II. BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC TRONG KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ
Thiên Chúa đã tuyển chọn một dân tộc làm "vương quốc tư tế, và dân thánh" (x .Xh 19,6; x. Is 61,6). Trong dân Israel, Người lại chọn một trong 12 chi tộc để chuyên lo việc tế tự là chi tộc Lêvi (x. Ds 1,48,53). Chính Chúa là phần gia nghiệp của họ (x. Gs 13,33). Các tư tế đầu tiên của Giao Ước Cũ được thánh hiến bằng một nghi thức đặc biệt (x. Xh 29,1-30; Lv 8). Họ "được đặt lên làm đại diện loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội" (Dt 5,1).
1540 2099.
Tư tế được đặt lên để loan báo Lời Thiên Chúa (Mt 2,7-9) và để tái lập sự hiệp thông với Thiên Chúa bằng các hy lễ và lời cầu nguyện. Tuy nhiên, chức tư tế này không đủ khả năng thực hiện ơn cứu độ. Các hy tế cứ phải dâng mãi mà vẫn không đạt tới sự thánh hoá dứt khoát (x. Dt 5,3; 7,27; 10,1-4). Chỉ hy lễ của Đức Kitô mới thực hiện được điều này.
1541.
Dầu vậy, Phụng Vụ của Hội Thánh vẫn nhận ra trong chức tư tế của Aaron và việc phục vụ của các thầy Lêvi cũng như việc cắt đặt "70 bô lão" (x. Ds 11,24-25)), những hình bóng của chức tư tế Giao Ước Mới. Do đó, trong nghi lễ Latinh, Hội Thánh cầu xin trong kinh Tiền Tụng lễ phong chức giám mục:
“Lạy Cha là Thiên Chúa và là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con..., suốt thời Cựu Ước, Cha đã khởi sự định hình cho Hội Thánh. Từ nguyên thủy, Cha đã tiền định cho dòng dõi những người công chính phát xuất từ Abraham. Cha đã thiết lập những vị thủ lãnh và tư tế, và không để thánh điện Cha thiếu người phục vụ..."
1542.
Khi truyền chức linh mục, Hội Thánh cầu xin:
“Lạy Chúa là Cha Chí Thánh..., ngay ở thời Cựu Ước xa xưa đã phát sinh những chức vụ được thiết lập qua các nhiệm tích: vì khi Cha đặt Moisen và Aaron cai trị và thánh hóa dân chúng, Cha đã chọn những người có phẩm hàm và địa vị thấp hơn để giúp đỡ vào tập thể và công việc của các ông. Vì vậy, trong hoang địa, Cha đã phân phát thần trí của Môisen cho 70 người có trí thông minh, để khi dùng họ phụ giúp, ông có thể cai trị dân Cha một cách dễ dàng hơn. Cũng vậy, Cha đã thông ban sự sung mãn của Aaron cho con cháu ông..."
1543.
Khi phong chức phó tế, Hội Thánh cầu xin:
“Lạy Cha Chí Thánh..., để xây dựng đền thờ mới là Hội Thánh, Cha đã thiết lập ba cấp thừa tác viên là giám mục, linh mục và phó tế, để họ phục vụ danh Cha, như Cha đã chọn con cháu Lêvi từ thuở đầu, để họ chu toàn thừa tác vụ nơi đền thánh cũ và Cha là gia nghiệp của họ ..."
Chúa Kitô là Thượng Tế duy nhất
Tất cả tiên trưng về chức tư tế trong Giao Ước Cũ được hoàn tất trong Đức Kitô Giêsu "Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người" (1Tm 2,5): Vị vua Melchisedech, "Tư tế của Đấng Tối Cao" (St 14,18), được truyền thống Công Giáo xem như hình bóng chức tư tế của Chúa Kitô là "Thượng Tế duy nhất theo phẩm trật Melchisedech" (Dt 5,10; 6,20). Đức Kitô "thánh thiện, vẹn toàn, vô tội" (Dt 7,26), nhờ hy lễ duy nhất trên thập giá, đã vĩnh viễn làm cho những người được thánh hiến trở nên hoàn hảo" (Dt 10,14).
1545 1367 662.
Hy lễ cứu độ của Chúa Kitô là duy nhất, hoàn tất một lần dứt khoát. Tuy nhiên, hy lễ này hiện diện trong hy lễ của Hội Thánh. Cũng vậy, chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô hiện diện nhờ chức tư tế thừa tác mà tính duy nhất không bị suy giảm. Do đó, "chỉ mình Đức Kitô là tư tế đích thực, những người khác chỉ là thừa tác viên của Ngài" (Thánh Tôma Aquinô, thơ gửi tín hữu Do thái 7,4).
Hai sự thông phần vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô
Đức Kitô là thượng tế và trung gian duy nhất đã biến Hội Thánh thành "Vương quốc của các tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người" (Kh 1,6). Như thế, tất cả cộng đoàn tín hữu là tư tế. Các tín hữu thực thi chức tư tế cộng đồng bằng cách mỗi người tùy ơn gọi riêng, tham dự vào sứ mạng của Đức Kitô là Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế. Chính qua bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, các tín hữu được "thánh hiến để trở nên... hàng tư tế thánh" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 10).
1547 1142 1120.
Chức tư tế thừa tác hay phẩm trật của các giám mục và linh mục cũng như chức tư tế cộng đồng của các tín hữu đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình và bổ túc cho nhau (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 10). Dầu vậy hai chức tư tế này khác nhau về bản chất. Khác thế nào? Các tín hữu thi hành chức tư tế cộng đồng bằng cách phát triển sống đức Tin, đức Cậy, đức Mến, sống theo Chúa Thánh Thần. Còn chức tư tế thừa tác dành để phục vụ chức tư tế cộng đồng, giúp phát triển ân sủng bí tích Thánh Tẩy của mọi kitô hữu. Đó là một trong những cách thế Đức Giêsu luôn dùng để xây dựng và hướng dẫn Hội Thánh. Vì thế, chức tư tế này được chuyển giao qua bí tích riêng là bí tích Truyền Chức.
Thi hành chức vụ thủ lãnh của Đức Kitô...
In persona Christi-Capitis...
Khi thừa tác viên thi hành chức vụ trong Hội Thánh, chính Đức Kitô hiện diện với tư cách là Đầu của Thân Thể, là Mục Tử đoàn chiên, Thượng Tế của hy lễ cứu độ, Thầy dạy Chân Lý. Đó là điều Hội Thánh muốn diễn tả khi nói, nhờ bí tích Truyền Chức, tư tế thi hành chức vụ thủ lãnh của Đức Kitô (in persona Christi Capitis) (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 10;28; Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 33; Sắc lệnh Christus Dominus, 11; Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 2; 6):
“Thừa tác viên đóng vai trò của chính Đức Kitô Tư Tế. Nhờ bí tích truyền chức đồng hóa họ với vị Thượng Tế, thừa tác viên có quyền hành động với thần lực và vai trò của chính Đức Kitô (x. Piô XII, thông điệp "Đấng Trung Gian của Thiên Chúa")
Chúa Kitô là nguồn mạch mọi chức tư tế: tư tế của Cựu Ước là hình bóng của Đức Kitô và tư tế của Tân Ước thi hành chức vụ của Đức Kitô” (Thánh Tôma Aquinô, Summa theologiae, Tổng luận Thần học III, q. 22, a. 4).
1549 1142.
Qua thừa tác vụ của người có chức thánh, nhất là của các giám mục và linh mục, sự hiện diện của Đức Kitô như thủ lãnh của Hội Thánh trở nên hữu hình giữa cộng đoàn tín hữu (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 21). Theo cách diễn tả của Thánh Ignatiô Antiôchia, giám mục là typos tou Patros, là hình ảnh sống động của Chúa Cha.
1550 896 1128 1584.
Sự hiện diện của Đức Kitô nơi vị thừa tác viên không loại trừ những khiếm khuyết của con người, óc thống trị, sai lầm và cả tội lỗi nữa. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần không bảo đảm cho mọi hoạt động của các thừa tác viên trở nên đồng nhất. Khi thừa tác viên cử hành các bí tích, có sự bảo đảm là ngay cả tội của họ không ngăn trở hiệu quả của ân sủng. Còn các hành vi khác vẫn mang dấu vết cá tính của thừa tác viên, không luôn luôn là dấu chỉ trung thành với Tin Mừng và do đó có thể phương hại đến hiệu quả tông đồ của Hội Thánh.
1551 876 1538 608.
Chức tư tế được thiết lập để phục vụ. "Nhiệm vụ Chúa đã trao phó cho các mục tử của dân Người thực là một việc phục vụ " (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 24). Chức tư tế này có là vì Đức Kitô và vì con người, hoàn toàn tùy thuộc vào Chúa Kitô và chức tư tế duy nhất của Người, được thiết lập để mưu ích cho con người và cộng đoàn Hội Thánh. Bí tích Truyền Chức thông ban "quyền thánh chức", chính là quyền của Đức Kitô. Phải sử dụng quyền bính theo gương Đức Kitô, Đấng vì yêu thương đã trở nên rốt hết và đầy tớ của mọi người (x. Mc 10,43-45; 1Pr 5,3). "Chúa đã tuyên bố rõ ràng việc chăm sóc đoàn chiên là bằng chứng tình yêu đối với Người" (x.Thánh Gioan Kim Khẩu, về các bí tích 2,4; x. Ga 21,15-17).
"... Nhân danh toàn thể Hội Thánh
Chức tư tế thừa tác không những có nhiệm vụ đóng vai trò Đức Kitô, Thủ Lãnh của Hội Thánh, trước cộng đoàn tín hữu, mà còn hành động nhân danh toàn thể Hội Thánh, khi dâng lên Thiên Chúa kinh nguyện của Hội Thánh (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, 33), nhất là khi cử hành thánh lễ (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 10).
1553 795.
"Nhân danh toàn thể Hội Thánh" không có nghĩa là các tư tế được cộng đoàn ủy nhiệm. Kinh nguyện và lễ vật của Hội Thánh liên kết với kinh nguyện và lễ vật của Đức Kitô, Thủ Lãnh Hội Thánh. Đây luôn là việc Đức Kitô phụng thờ Chúa Cha được dâng lên trong và nhờ Hội Thánh. Toàn thể Hội Thánh, Thân Thể Đức Kitô cầu nguyện và dâng mình cho Chúa Cha, "chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần".
"Thừa tác vụ do Thiên Chúa thiết lập trong Hội Thánh được thi hành bởi những người có chức vụ khác nhau mà từ xưa được gọi là: giám mục, linh mục và phó tế" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 28). Giáo lý Công Giáo được diễn tả trong Phụng Vụ, Huấn Quyền và cách thực hành liên tục trong Hội Thánh thừa nhận có hai cấp bậc tham dự như thừa tác viên vào chức tư tế của Đức Kitô: hàng giám mục và hàng linh mục. Hàng phó tế có nhiệm vụ giúp đỡ và phục vụ các giám mục và linh mục.
Chớ gì mọi người tôn trọng các phó tế như Đức Giêsu Kitô, tôn trọng giám mục như hình ảnh của Chúa Cha và tôn trọng các linh mục như nghị viện của Thiên Chúa và như công hội các tông đồ: không có những vị này, không thể nói về Hội Thánh (Thánh Ignatiô Antiôchia, Thơ gửi Tralianô, 3,1).
Giám mục - sự tròn đầy của bí tích Truyền Chức
"Giữa các tác vụ khác nhau được thi hành trong Hội Thánh từ buổi sơ khai, theo chứng tá của Truyền Thống, tác vụ chính yếu là tác vụ của những vị đã được bổ nhiệm lên giám mục; nhờ liên tục kế vị từ buổi ban đầu, các ngài vẫn có những mầm mống hạt giống tông đồ (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 20).
1556 862.
"Để chu toàn sứ mạng cao cả ấy, các tông đồ được Đức Kitô đổ tràn đầy Thánh Thần cách đặc biệt (x. Cv 1,8; 2,4; Ga 20,22-23). Và các ngài thông truyền các ơn thiêng ấy cho các cộng sự viên khi đặt tay trên họ (x. 1Tm 4,14; 2Tm 1,6-7). Và qua việc thánh hiến giám mục, ơn thiêng ấy được thông truyền cho đến chúng tôi (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 21).
1557.
Công đồng Vaticanô II dạy: "Khi được tấn phong, các giám mục nhận lãnh trọn vẹn bí tích Truyền Chức mà tập tục phụng vụ Hội Thánh và các thánh giáo phụ gọi là chức tư tế tối cao và nhận lãnh thực tại toàn vẹn của thánh vụ" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 21).
1558 895 1121.
"Khi được tấn phong, giám mục không những có nhiệm vụ thánh hoá mà còn có nhiệm vụ giảng dạy và quản trị... Tuy nhiên... qua sự đặt tay và qua các lời thánh hiến, ơn Chúa Thánh Thần được thông ban và ấn tín thánh được in trên các giám mục, nên các ngài thi hành nhiệm vụ của chính Đức Kitô là Thầy, Mục tử và Thượng tế và hành động trong cương vị của Người" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 21). "Nhờ Thánh Thần mà các ngài đã lãnh nhận, các giám mục trở thành thầy dạy đức tin, Thượng tế, Mục tử thực thụ và chính thức" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Christus Dominus, 2).
1559 877 882.
"Người lãnh nhận bí tích Truyền Chức và hiệp thông phẩm trật với Thủ Lãnh cùng các phần tử trong cộng đoàn trở thành phần tử của giám mục đoàn". Một trong những cách diễn tả đặc tính và bản chất tập đoàn của hàng giám mục là từ xưa Hội Thánh muốn có nhiều giám mục cùng tấn phong một tân giám mục (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 22).
1560 833,886.
Vì là đại diện của Đức Kitô, mỗi giám mục có trách nhiệm mục vụ trong Giáo Hội địa phương được trao phó cho ngài, đồng thời ngài cũng phải cùng với các vị khác trong giám mục đoàn chăm lo cho toàn thể Hội Thánh: Dù mỗi giám mục là mục tử của đoàn chiên được giao phó, nhưng vì là người kế nhiệm hợp pháp của các tông đồ do Chúa thiết lập, nên ngài phải liên đới trách nhiệm với sứ mạng tông đồ của Hội Thánh (x. Piô XII, thông điệp "Hồng ân đức tin"; CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 23; CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Christus Dominus, 4;36;37; Sắc lệnh Ad gentes 5;6;38).
1561 1369.
Những điều trên đây giải thích tại sao việc giám mục cử hành thánh lễ lại có ý nghĩa rất đặc biệt, vì diễn tả Hội Thánh quy tụ quanh bàn thờ, dưới sự chủ tọa của vị đại diện hữu hình của Đức Kitô, là Mục Tử Nhân lành và Thủ Lãnh của Hội Thánh (CĐ Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium 41; CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 26).
Việc truyền chức các linh mục - những cộng sự viên của các giám mục.
"Được Chúa Cha thánh hiến và sai đến thế gian (x. Ga 10,36), Đức Kitô nhờ các tông đồ, đã làm cho các giám mục, những vị kế nhiệm các tông đồ, có thể tham dự vào việc thánh hiến và vào sứ mạng của mình. Các giám mục lại giao trách nhiệm của tác vụ mình một cách hợp pháp cho nhiều phần tử trong Hội Thánh theo từng cấp bậc" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 28). "Người lại trao ban cho các linh mục chức vụ thừa hành này ở một cấp độ tuỳ thuộc, để một khi gia nhập hàng linh mục họ là những cộng sự viên của hàng giám mục để chu toàn một cách tốt đẹp sứ mạng tông đồ mà Đức Kitô trao phó" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 2).
1563 1121.
"Chức vụ linh mục liên kết với chức giám mục, nên cũng được tham dự vào quyền bính mà chính Chúa Kitô đã dùng để kiến tạo, thánh hóa và cai quản Thân Thể Người. Vì vậy, chức linh mục dù giả thiết đã có những bí tích khai sinh đời sống Kitô giáo, nhưng lại được một bí tích riêng in ấn tín đặc biệt khi các ngài được Chúa Thánh Thần xức dầu. Như thế, các ngài nên giống Chúa Kitô Linh Mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Kitô là Đầu mà hành động" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 2).
1564 611.
"Linh mục, dù không có quyền thượng tế và tùy thuộc giám mục khi thi hành quyền bính, cũng hiệp nhất với giám mục trong tước vị tư tế. Nhờ bí tích Truyền Chức, linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Đức Kitô, thầy cả Thượng Phẩm vĩnh viễn (x. Dt 5,1-10; 7,24; 9,11-28), để rao giảng Tin Mừng, chăm sóc tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa với tư cách tư tế đích thực của Tân Ước" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 28).
1565 849.
Do bí tích Truyền Chức, các linh mục tham dự vào sứ mạng phổ quát Đức Kitô trao cho các tông đồ. "Ơn huệ thiêng liêng các ngài nhận lãnh trong bí tích Truyền Chức, chuẩn bị cho các ngài không phải cho một sứ mệnh giới hạn và thu hẹp nào đó, nhưng cho một sứ mệnh cứu rỗi rất rộng lớn và bao quát "đến tận cùng trái đất" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 10); "sẵn sàng đi rao giảng Tin Mừng ở bất cứ nơi nào" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Optatam totius, 20).
1566 1369 611.
"Các ngài thực thi thánh vụ mình cách tuyệt hảo nhất là trong thánh lễ hoặc cộng đồng tạ ơn, trong đó, các ngài thay thế Đức Kitô công bố mầu nhiệm của Chúa, kết hợp những ước nguyện của tín hữu vào hy tế của thủ lãnh họ và trong hy tế thánh lễ, hiện tại hoá và áp dụng hy tế duy nhất của Tân Ước, là hy tế tinh tuyền đã một lần tự dâng hiến lên Chúa Cha, cho tới ngày Chúa trở lại" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 28). Toàn bộ thừa tác vụ tư tế của các ngài nhận được sức mạnh từ hy tế duy nhất này.
1567 1462 2179.
"Là cộng sự viên khôn ngoan, là phụ tá và là dụng cụ của hàng giám mục, linh mục được kêu gọi để phục vụ Dân Thiên Chúa. Các ngài hợp với giám mục mình tạo thành linh mục đoàn duy nhất với nhiều chức vụ khác nhau. Trong mỗi cộng đoàn tín hữu địa phương, linh mục là hiện thân của giám mục mà các ngài hằng liên kết với lòng tin tưởng và quảng đại, lãnh nhận phần chức vụ cùng chia sẽ nỗi lo lắng của giám mục và hằng ngày ân cần thi hành chức vụ ấy" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 28).
1568 1537.
"Khi gia nhập hàng linh mục nhờ bí tích Truyền Chức, tất cả các linh mục liên kết mật thiết với nhau bằng một tình huynh đệ do bí tích; nhưng đặc biệt trong một giáo phận, khi được chỉ định phục vụ dưới quyền giám mục của mình, các ngài hợp thành một linh mục đoàn duy nhất" (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 8). Tính duy nhất của linh mục đoàn được biểu lộ qua một tập quán trong phụng vụ: sau giám mục, các linh mục đặt tay lên đầu tân linh mục trong lễ nghi phong chức.
Phó tế - "để phục vụ"
"Ở bậc thấp hơn nữa của hàng giáo phẩm, có các phó tế, người đã được đặt lên, không phải để lãnh nhận chức vụ linh mục, nhưng để phục vụ" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 29; Sắc lệnh Christus Dominus, 15). Khi phong chức phó tế, chỉ mình giám mục đặt tay. Điều này cho thấy phó tế được liên kết đặc biệt với giám mục trong trách nhiệm "phục vụ" (Thánh Hippôlytô Rôma, Truyền thống tông đồ 8).
1570 1121.
Các phó tế tham dự cách đặc biệt vào sứ mạng và ân sủng của Đức Kitô (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 41; Sắc lệnh Ad gentes, 16). Bí tích Truyền Chức in trong họ một ấn tín vĩnh viễn làm cho các ngài nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Đấng trở thành "người phục vụ", nghĩa là tôi tớ của mọi người (x. Mc 10,45; Lc 22,27; Thánh Pôlycarpô, thư gửi tín hữu Philípphê).
1571 1579.
Từ Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội La-tinh tái lập chức phó tế như "một bậc riêng và vĩnh viễn thuộc phẩm trật" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 29). Còn Giáo Hội Đông Phương vẫn duy trì chức vụ này từ xưa. Chức phó tế vĩnh viễn có thể được ban cho người nam đã lập gia đình, đã góp phần quan trọng giúp Hội Thánh chu toàn sứ mạng.
1572.
Vì tầm quan trọng đối với đời sống Giáo Hội địa phương, nếu có thể được nên có nhiều tín hữu tham dự lễ phong chức giám mục, linh mục và phó tế. Lễ phong chức nên cử hành một cách long trọng vào ngày Chúa nhật và tại nhà thờ Chánh Toà. Nghi thức phong chức giám mục, linh mục và phó tế đều diễn tiến như nhau và được cử hành trong Thánh lễ.
1573 699 1585.
Nghi thức chính yếu của bí tích Truyền Chức cho cả ba cấp bậc, là giám mục đặt tay trên đầu tiến chức, cùng với lời nguyện phong chức xin Thiên Chúa ban cho tiến chức đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần và những ân sủng đặc biệt để chu toàn thừa tác vụ sắp lãnh nhận (x. Piô XII, tông hiến "Bí tích Truyền Chức Thánh": DS 3858).
1574 1294 769.
Như các bí tích khác, nghi lễ phong chức cũng có những nghi thức phụ. Tuy rất khác nhau trong những truyền thống phụng vụ, nhưng các nghi thức phụ này đều diễn đạt nhiều khía cạnh của ân sủng bí tích. Trong nghi lễ La-tinh, có những nghi thức khai mạc gồm việc giới thiệu và tuyển chọn tiến chức, huấn dụ của giám mục, khảo hạch tiến chức, kinh cầu các thánh.
1575 857.
Chính Đức Kitô đã tuyển chọn và cho các tông đồ tham dự vào sứ mạng và quyền bính của Người. Khi lên ngự bên hữu Chúa Cha, Người không bỏ rơi đoàn chiên nhưng luôn nhờ các tông đồ, giữ gìn, che chở và hướng dẫn đoàn chiên đó nhờ các mục tử ngày nay vẫn tiếp tục công trình của Người (Kinh tiền tụng lễ các Tông Đồ I: Sách Lễ Rôma). Chính Đức Kitô cho kẻ này làm tông đồ, kẻ khác làm mục tử (x. Ep 4,11), Người tiếp tục hoạt động như thế qua các giám mục (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 21).
1576 1536.
Vì bí tích Truyền Chức là bí tích ban thừa tác vụ tông đồ, nên chỉ các giám mục, với tư cách là những người kế nhiệm các tông đồ có quyền ban "hồng ân thiêng liêng" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 21) và "hạt giống tông đồ" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 20). Các giám mục được tấn phong thành sự, nghĩa là trong chuỗi kế nhiệm tông đồ, có quyền tấn phong thành sự ba cấp bậc của bí tích Truyền Chức (ĐGH Innôcentê III, DS 794 & 8022; CIC, 1012; CCEO, 744; 747).
"Chỉ người nam đã chịu phép rửa tội mới được lãnh nhận bí tích Truyền Chức" (x. CIC, 1024) cách thành sự. Chúa Giêsu đã tuyển chọn những người nam để lập nhóm Mười Hai Tông Đồ (x. Mc 3,14-19; Lc 6,12-16) và các tông đồ cũng làm như vậy khi tuyển chọn các cộng sự viên (x.1Tm 3,11-13; 2Tm 1-6; Tt 1,5-9) để tiếp nối sứ mạng của mình (Thánh Clêmentê Rôma, thư gửi tín hữu Côrintô 42,4; 44,3).
1578 2121.
Không ai có quyền đòi được chịu chức thánh. Không ai được coi mình là xứng đáng với chức vụ này. Phải được Chúa kêu gọi (x.Dt 5,4). Ai thấy mình có những dấu hiệu được Chúa kêu gọi lãnh nhận thừa tác vụ thánh, phải khiêm tốn trình bày nguyện vọng lên giáo quyền. Giáo quyền có trách nhiệm và quyền gọi một người lãnh nhận chức thánh. Như mọi ân sủng, bí tích này chỉ được lãnh nhận như một hồng ân nhưng không.
1579 1618 2233.
Trong Giáo Hội La-tinh, trừ các phó tế vĩnh viễn, mọi thừa tác viên có chức thánh thường được tuyển chọn từ những người nam sống độc thân và có ý giữ độc thân "vì Nước Trời" (Mt 19,12). Được mời gọi tận hiến cho Chúa để "lo việc của Người" (x.1Cr 7,32), các ngài hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa và con người. Đời sống độc thân là dấu chỉ của sự sống mới mà các thừa tác viên của Hội Thánh được thánh hiến để phục vụ. Nếu hân hoan đón nhận đời sống độc thân này, các ngài sẽ loan báo Nước Trời hữu hiệu hơn ( CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 16).
1580.
Trong các Giáo Hội Đông Phương, từ nhiều thế kỷ nay, có một tập tục khác: chỉ các giám mục được tuyển chọn trong những người độc thân; còn linh mục và phó tế có thể được tuyển chọn trong những người đã lập gia đình. Tập tục này từ lâu vẫn được coi là chính đáng. Các linh mục này thi hành thừa tác vụ hữu hiệu giữa cộng đoàn ( CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 16). Hơn nữa, sự độc thân của các linh mục rất được trân trọng trong các Giáo Hội Đông Phương và nhiều linh mục đã tự nguyện sống độc thân vì Nước Trời. Ở Phương Đông cũng như Phương Tây, người đã nhận chức thánh không được phép lập gia đình nữa.
Nhờ ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần, bí tích này làm cho thụ nhân nên giống Đức Kitô để trở thành khí cụ phục vụ Hội Thánh Người. Nhờ chức thánh, các ngài có thể thi hành chức vụ của Đức Kitô là Đầu Hội Thánh trong ba nhiệm vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế.
1582 1121.
Như trường hợp bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, việc tham dự vào chức vụ của Đức Kitô nhờ bí tích Truyền Chức dù được lãnh nhận một lần ở mỗi cấp. Bí tích Truyền Chức cũng in một ấn tín thiêng liêng vĩnh viễnnên không thể lãnh nhận nhiều lần hay lãnh nhận tạm thời (x. CĐ Trentô: DS 1767; CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 21; 28;29; PO 2).
1583.
Người lãnh nhận chức thánh thành sự, vì lý do hệ trọng, có thể được chước miễn những bổn phận và chức vụ gắn liền với chức thánh hay bị cấm thi hành chức vụ (CIC, 290-293;1336,1, s3.s5; 1338,2), nhưng không thể trở về bậc giáo dân đúng nghĩa (CĐ Trentô: DS 1774) vì ấn tín bí tích Truyền Chức không thể xoá bỏ được. Ơn gọi và sứ mạng đã lãnh nhận trong ngày chịu chức thánh vẫn tồn tại mãi mãi.
1584 1128.
Nói cho cùng, chính Đức Kitô hành động và thực hiện ơn Cứu Độ qua thừa tác viên có chức thánh, nên dù vị này bất xứng, cũng không ngăn cản được Người hành động (x. CĐ Trentô: DS 1612;DS 1154). Thánh Augustinô đã nói cách mạnh mẽ:
1550.
Thừa tác viên kiêu căng sẽ bị liệt vào hàng ma quỷ. Hồng Ân Đức Kitô không vì thế mà bị ô nhiễm. Dù chảy qua người bất xứng, ơn Chúa vẫn tinh tuyền, vẫn làm cho đất đai phì nhiêu... Sức thiêng của bí tích khác nào ánh sáng: những ai cần được soi sáng sẽ nhận được ánh sáng tinh tuyền, vì ánh sáng có ngang qua kẻ nhơ bẩn, thì ánh sáng cũng không bị nhơ bẩn (Tin Mừng thánh Gioan 5,15).
Ân sủng của Chúa Thánh Thần
Ơn riêng Chúa Thánh Thần được ban trong bí tích này làm cho thụ nhân vừa nên giống, vừa nên thừa tác viên của Đức Kitô là Thượng Tế, Thầy Dạy và Mục Tử.
1586 2448.
Giám mục lãnh nhận trước tiên là ơn sức mạnh ("Thánh Thần Thủ Lãnh": lời nguyện tấn phong giám mục trong nghi lễ La-tinh), để ngài can đảm và khôn ngoan bảo vệ và hướng dẫn Hội Thánh như người cha và người mục tử quảng đại yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, thiếu thốn (CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Christus Dominus, 13,16).
1558.
Lạy Cha! Đấng hằng thấu suốt các tâm hồn, xin ban ơn cho tôi tớ mà Cha đã chọn làm giám mục để ngài hướng dẫn đoàn chiên thánh, và chu toàn tốt đẹp chức tư tế cao cả bằng cách ngày đêm phụng sự Cha, xin cho ngài luôn bày tỏ dung mạo nhân từ của Cha và dâng lễ vật của Hội Thánh lên Cha; nhờ chức tư tế cao cả, xin cho ngài quyền tha thứ tội lỗi theo lệnh truyền của Cha, phân phối các chức vụ theo ý Cha và dùng quyền Cha ban cho các tông đồ mà tháo cởi mọi dây ràng buộc, ước chi ngài được đẹp lòng Cha nhờ tấm lòng trong sạch và dịu hiền như hương thơm dâng lên Cha, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha... (x Thánh Hippôlytô Rôma, truyền thống Tông đồ 3).
1587 1564.
Kinh nguyện riêng của nghi lễ Byzantin làm nổi bật ơn Chúa Thánh Thần ban cho người chịu chức linh mục. Khi đặt tay, vị giám mục nói:
“Lạy Chúa, xin ban tràn đầy Thánh Thần xuống cho người được Chúa thương nâng lên hàng linh mục để ngài xứng đáng đứng trước bàn thờ Chúa, loan báo Tin Mừng Nước Chúa, chu toàn việc phục vụ Lời Chân Lý, dâng lên Cha của lễ và hy tế thiêng liêng, canh tân Dân Cha bằng nước tái sinh, để ngài được gặp Đức Giêsu Kitô, Con Một Cha là Thiên Chúa và là Đấng Cứu độ chúng con trong ngày Người quang lâm và nhờ lòng nhân từ của Cha, được lãnh nhận phần thưởng vì đã trung thành với chức vụ (Euchologion).
1588 1569.
"Được ân sủng bí tích bồi bổ, các phó tế hiệp thông với giám mục và linh mục đoàn, chăm sóc dân Thiên Chúa, với "vai trò phục vu" trong phụng vụ, trong việc rao giảng và bác ái" (CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 29).
1589.
Đứng trước ơn thánh cao cả và chức vụ tư tế, các thánh tiến sĩ tha thiết mời gọi những người lãnh nhận chức thánh hoán cải để sống xứng đáng với Đấng đã dùng bí tích đặt họ làm thừa tác viên. Vì thế, Thánh Grêgôriô Nazianzênô, khi còn là linh mục trẻ, đã kêu lên:
460.
Trước tiên phải thanh luyện mình rồi mới thanh luyện kẻ khác, phải học rồi mới dạy dỗ, phải trở nên ánh sáng rồi mới chiếu soi, phải đến với Chúa rồi mới kéo kẻ khác được, phải tự thánh hoá mới thánh hoá kẻ khác, phải đưa tay dẫn dắt và cho những lời khuyên bảo khôn ngoan. Tôi biết chúng ta là thừa tác viên của ai, chúng ta ở địa vị nào, chúng ta hướng về ai. Tôi biết Thiên Chúa cao cả và con người yếu đuối, và biết cả sức lực của con người (Thánh Grêgôriô Nazianzênô 2,71).
1551.
Cha thánh xứ Ars nói: "Linh mục tiếp nối công trình cứu độ trên trái đất..." "Nếu hiểu rõ linh mục là ai, người ta sẽ chết không phải vì sợ hãi, mà vì yêu mến..." "Linh mục chính là tình thương của Thánh Tâm Chúa Giêsu" (B. Nodet, Le Curé d’Ars, Sa pensée – son coeur ).
TÓM LƯỢC
1590.
Thánh Phaolô nói với Timôthê môn đệ của mình: "Tôi nhắc anh phải khơi lại đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh" (2Tm 1,6) và "Ai mong được làm giám quản, người ấy ước muốn một nhiệm vụ cao cả" (1Tm 3,1). Ngài nói với Titô: "Tôi đã để anh ở lại đảo Kêta, chính là để anh hoàn thành công việc tổ chức, và đặt những kỳ mục trong mỗi thành như tôi đã truyền cho anh" (Tt 1,5).
1591.
Toàn thể Hội Thánh là một dân tư tế. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mọi tín hữu tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô. Sự tham dự này được gọi là "chức tư tế cộng đồng". Trên nền tảng của chức tư tế cộng đồng và để phục vụ chức tư tế này, còn có sự tham dự khác vào sứ mạng của Đức Kitô, đó là chức tư tế thừa tác được trao ban qua bí tích Truyền Chức, với trách nhiệm phục vụ trong cộng đoàn nhân danh Đức Kitô và thi hành chức vụ thủ lãnh của Người.
1592.
Tự bản chất, chức tư tế thừa tác khác với chức tư tế cộng đồng, vì ban cho thụ nhân quyền thánh chức để phục vụ các tín hữu. Các thừa tác viên có chức thánh phục vụ dân Chúa qua việc giảng dạy, cử hành Phụng vụ và hướng dẫn Mục vụ.
1593.
Từ ban đầu, thừa tác vụ thánh được trao ban và thể hiện theo ba bậc: giám mục, linh mục và phó tế. Các thừa tác vụ được trao ban qua bí tích truyền chức không thể thiếu được cho cấu trúc hữu cơ của Hội Thánh: không thể quan niệm một Hội Thánh mà không có giám mục, linh mục và phó tế (Thánh Ignatiô Antiôchia, Thơ gửi Tralianô, 3,1).
1594.
Giám mục lãnh nhận cách tròn đầy bí tích Truyền Chức. Qua đó, các ngài gia nhập giám mục đoàn và trở thành thủ lãnh hữu hình của Hội Thánh địa phương được giao cho các ngài. Với tư cách là người kế nhiệm các tông đồ và là thành viên của giám mục đoàn, các giám mục chia sẻ trách nhiệm tông đồ và sứ mạng của toàn thể Hội Thánh dưới quyền Đức Giáo Hoàng, Đấng kế nhiệm thánh Phêrô.
1595
Các linh mục liên kết với giám mục trong phẩm chức tư tế và tùy thuộc các ngài trong công tác mục vụ. Các linh mục được mời gọi để trở thành cộng sự viên khôn ngoan của các giám mục, họp thành linh mục đoàn quanh giám mục, cùng chia sẻ trách nhiệm với ngài về giáo hội địa phương. Các linh mục được giám mục trao trách nhiệm chăm sóc một cộng đoàn giáo xứ, hay chỉ định một công việc phục vụ Hội Thánh.
1596
Các phó tế là những thừa tác viên được phong chức để phục vụ Hội Thánh. Các phó tế không có chức tư tế thừa tác, nhưng qua việc phong chức, các ngài lãnh nhận nhiệm vụ quan trọng trong thừa tác vụ rao giảng Lời Chúa, lo việc phụng tự, chăm sóc cộng đoàn và thực thi bác ái. Đó là những nhiệm vụ các ngài phải chu toàn dưới quyền mục vụ của giám mục.
1597.
Bí tích Truyền Chức được trao ban qua việc đặt tay của giám mục. Sau đó là lời nguyện phong chức trọng thể, cầu xin Chúa ban cho tiến chức những ân sủng cần thiết cho thừa tác vụ. Bí tích Truyền Chức in ấn tín vĩnh viễn.
1598.
Hội Thánh chỉ truyền chức cho người nam đã được rửa tội sau khi kiểm tra chắc chắn họ có khả năng thi hành chức vụ được giao. Chỉ giáo quyền có trách nhiệm và có quyền chọn một người lãnh nhận chức thánh.
1599.
Trong Giáo Hội La-tinh, thường chỉ truyền chức linh mục cho các ứng viên tự nguyện sống độc thân và công khai biểu lộ ý muốn này vì yêu mến Nước Trời và phục vụ tha nhân.
1600.
Chỉ có giám mục mới đủ thẩm quyền tấn phong ba cấp bậc của bí tích Truyền Chức.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho