SECTIO PRIMA CAPUT PRIMUM Mục 5 TÍNH LUÂN LÝ CỦA CÁC ĐAM MÊ Articulus 5: Passionum moralitas Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE
1992
PHẦN THỨ BA
Ðời Sống Trong Ðức Kitô
PARS TERTIA
VITA IN CHRISTO
ĐOẠN THỨ NHẤT
ƠN GỌI CỦA CON NGƯỜI: SỐNG TRONG THÁNH THẦN
VOCATIO HOMINIS: VITA IN SPIRITU
CHƯƠNG I
PHẨM GIÁ CỦA NHÂN VỊ CON NGƯỜI
PERSONAE HUMANAE DIGNITAS
1762.
Con người hướng về hạnh phúc đích thực bằng những hành vi chủ ý: những đam mê hay tình cảm con người cảm nhận, có thể giúp con người chuẩn bị và góp phần đi tìm hạnh phúc.
I. CÁC ĐAM MÊ
1763.
Thuật ngữ "đam mê" nằm trong di sản Ki-tô giáo
1764.
Các đam mê là thành phần tự nhiên của sinh hoạt tâm lý con người. Chúng nối kết đời sống cảm giác và đời sống tinh thần. Theo lời Đức Kitô, tâm hồn là nguồn phát xuất các rung động đam mê (x. Mc 7,21).
1765.
Có nhiều thứ đam mê. Đam mê căn bản nhất là tình yêu do điều thiện hảo lôi cuốn. Tình yêu tác động lên ước muốn điều thiện hảo chưa có và niềm hy vọng sẽ đạt được. Vận hành này chỉ kết thúc trong hoan lạc và niềm vui do chiếm hữu được điều đó. E ngại điều xấu, làm phát sinh lòng thù ghét, ghê tởm và sợ hãi trước điều xấu đang hăm dọa. Rung động này dẫn đến buồn phiền vì điều dữ đang hoành hành hay phẫn nộ chống lại nó.
1766 1704.
"Yêu là muốn điều thiện cho người khác (T. Tô-ma Aquinô, Tổng Luận Thần Học 1-2, 26,4)". Tất cả những tình cảm khác đều bắt nguồn từ rung động nguyên thủy này của tâm hồn hướng về điều thiện hảo. Chỉ có điều thiện hảo mới đáng yêu (T. Âu tinh, Chúa Ba Ngôi 8,3,4). "Đam mê xấu khi tình yêu xấu, đam mê tốt khi tình yêu tốt" (T. Âu-tinh, Thành Đô Thiên Quốc 14,7).
II. ĐAM MÊ VÀ ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ
Passiones et vita moralis
1767 1860.
Tự bản chất, đam mê không tốt không xấu. Đam mê mang giá trị luân lý tùy mức độ liên hệ thật sự với lý trí và ý chí. Đam mê được coi là có chủ ý "khi do ý chí điều khiển hay ý chí không ngăn cản (T. Tô-ma Aquinô, Tổng Luận Thần Học 1-2,24,1)". Muốn đạt tới mức hoàn hảo luân lý hay nhân linh, con người cần phải dùng lý trí điều khiển các đam mê.
1768 1803 1863.
Những tình cảm cao thượng không quyết định tính luân lý hay sự thánh thiện của con người; chúng chỉ là kho dự trữ vô tận những hình ảnh và cảm xúc được biểu lộ trong đời sống luân lý. Về mặt luân lý, đam mê sẽ tốt nếu góp phần vào một hành động tốt, và xấu trong trường hợp ngược lại. Ý chí ngay thẳng hướng các cảm xúc về điều thiện và hạnh phúc đích thực, ý chí xấu không chống nổi các đam mê hỗn loạn và làm cho chúng trở nên dữ dội hơn. Các cảm xúc và tình cảm có thể được đón nhận trong các nhân đức, hoặc bị băng hoại trong các thói xấu.
1769.
Trong đời sống Ki-tô hữu, Chúa Thánh Thần thực hiện công trình của Người, bằng cách huy động mọi sự nơi con người, kể cả những đau khổ, sợ hãi và buồn phiền, như trong cơn hấp hối và cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô. Trong Người, những tình cảm của chúng ta được kiện toàn nhờ đức ái và hạnh phúc đích thực.
1770 30.
Con người đạt tới mức hoàn thiện luân lý bằng cách vươn tới điều thiện hảo, không chỉ với ý chí, mà còn với các ham muốn của giác quan; như lời thánh vịnh: "Cả tấm thân con cùng là tấc dạ, những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng" (Tv 84,3)
TÓM LƯỢC
Compendium
1771.
Thuật ngữ "đam mê" chỉ những cảm xúc và tình cảm; nhờ đó, con người linh cảm điều thiện và nghi ngờ điều ác.
1772.
Những đam mê chính yếu là: hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục (vui, giận, yêu, ghét, buồn, sợ, ham muốn)
1773.
Các đam mê được xem như những rung động của tình cảm, không tốt cũng không xấu về mặt luân lý. Chúng tốt hay xấu tùy theo lý trí và ý chí.
1774.
Những cảm xúc và tình cảm có thể được đón nhận trong các nhân đức, hoặc bị băng hoại trong các thói xấu.
1775.
Con người đạt tới mức hoàn thiện luân lý bằng cách vươn tới điều thiện hảo, không chỉ bằng ý chí, nhưng còn với cả tâm hồn nữa.
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho