- Phần I: Giáo lý - Sư Phạm Giáo Lý - Phần II: Dạy Giáo Lý Theo Lứa Tuổi - Sư Phạm Giáo Lý: 30 câu Hỏi-Thưa PHẦN II: DẠY GIÁO LÝ THEO LỨA TUỔI Bài 8. TÂM LÝ SƯ PHẠM I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ Khoa Tâm Lý Học là khoa học nghiên cứu về con người, với những suy tư và hành động, cảm nhận và tác động, bên ngoài và bên trong. Tất cả được quan sát, mô tả, giải thích, đối chiếu với thực tế, làm thành kinh nghiệm chung của xã hội, của nhân loại. Khoa Tâm Lý Sư phạm là Tâm lý học được ứng dụng vào việc giáo dục đào tạo, giúp ta hiểu rõ hơn những đặc điểm và sự phát triển tâm lý của con người, nhờ đó, ta biết chọn lựa những phương pháp giáo dục thích ứng với tâm lý con người, trong từng giai đoạn tuổi. II. ĐỊNH LUẬT TÂM LÝ 1. Định luật thứ nhất: Bản tính con người là phức tạp. a). Phạm vi dưới cùng là Cơ thể: b). Phạm vi trên cùng là Lý trí: c). Phần giữa là các Tâm tình: 2. Định luật thứ hai: Hồn sáng dần lên với xác. 3. Định luật thứ ba Đối với trẻ dưới 12 tuổi, những ý tưởng siêu hình, cần được biểu diễn qua thể xác, cụ thể. Từ 13 trở lên, ý tưởng đại đồng ít cần chính xác hơn. 4. Định luật thứ 4: Tri và Cảm đi liền nhau. III. ĐẶC TÍNH CỦA CÁC CUỘC TIẾN TRIỂN TÂM LÝ Thể xác: Phát triển chiều cao, trọng lượng, bộ não và sự phối hợp vận động giữa các bộ phận. Trí tuệ: Phát triển về nhận thức (tư tưởng) như: ngôn ngữ, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy. Xã hội tính: Những quan hệ giao tế xã hội ngày càng nhiều hơn. Tính cách các cuộc tiến triển thường theo một đường gãy, phân từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có hai tiết: Tiết khủng hoảng: như cua thay vỏ, bỏ đời sống trước và hấp thụ cái mới. Giai đoạn khủng hoảng thường khoảng 1 năm hay hơn nữa. Tiết thăng bằng: là thời gian để sắp đặt lại điều đã hấp thụ trong thời khủng hoảng. Tiết êm dịu nầy dài 2-3 năm. Tuy thế, không phải là êm dịu hẳn một mực, mà còn bị ảnh hưởng của cơn khủng hoảng kế tiếp, nên chỉ có 1 năm yên tĩnh; Cuộc khủng hoảng và thăng bằng đó có tính cách toàn diện, vì đời sống là duy nhất, nên mỗi lần xáo trộn là xáo động tất cả và sắp đặt lại tất cả: nhưng tâm tình, ý tưởng, tập quán, hành động, cách ứng xử xã hội... (Xem Sơ đồ Lịch trình tiến triển Tâm lý .tr.109) IV . CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN 2. Đến 3-4 tuổi, cuộc khủng hoảng đầu tiên. 3. Từ 4-7 tuổi là một thời gian êm dịu. Tất cả tâm tình đó, em cũng diễn ra trong đời sống tôn giáo của em. Em nhân - cách hoá Chúa và mọi thực tại linh thiêng, thấy Chúa hoạt động trong mọi sự (immédiatisme). Em sống nhiều về tình cảm và thích thâm giao với Chúa có bản vị. Luân lý của em cũng là luân lý tình cảm (7-9 tuổi: âge adulte de lenfance ) 4. Đến 8-9 tuổi, khủng hoảng thứ 2. 5. Từ 9-12 tuổi, tiết thăng bằng Đối với Chúa, bớt nhân cách hoá, bớt trực tiếp hoá vì đã hiểu các nguyên nhân trong vạn vật, nhưng vẫn thích ngắm nhìn Chúa cao cả chủ tể vạn vật. Thích Chúa Giêsu là Thầy sáng suốt, là Vua vinh hiển. Luân lý bắt đầu thành luân lý nguyên tắc (morale de règle) và biết sự phải sự trái, biết chân, thiện, mỹ. 6. Lối 13-14 tuổi, một khủng hoảng trầm trọng. Do đó, tuổi này vừa rất xa Chúa, vừa rất gần Chúa. Chính sự không hiểu đời và tưởng đời không hiểu mình. Chính sự đòi tự do, tự chủ trong đời sống nội tâm làm cho họ không thích sống với người khác, xa cha mẹ, anh chị, không thích đi chung, đọc kinh chung. Nhưng chỉ thích đi với một người thôi (ví dụ: Chung + Nhẫn). Nhưng cũng vì đó, họ thích gần Chúa, thích sống thân mật với Chúa, nhất là thích sống thân mật với Chúa một cách nhiệm giao qua cảnh vật- thích ngồi trầm lặng trên đồi, đứng nhìn nước chảy, ngó vẩn vơ, ngồi trong bóng tối nhà thờ để hồn lâng lâng lên Chúa. Chữ tình mới chớm nở, có thể làm lơ việc giao thân với Chúa, rồi lại có thể giúp họ tìm ra Chúa vì họ cảm thấy chỉ có tình yêu của Chúa mới chân thật (ơn thiên triệu nẩy nở ở tuổi này). 7 . Tuổi 14- 16 Dậy thì 8. Tuổi 17- 18: Khủng hoảng thành nhân Tâm hồn bạn trẻ ước muốn những sự tốt đẹp, thích việc xã hội, chính trị lớn lao, thích tiểu thuyết xã hội tả chân, thích hy sinh hoạt động cho đại nghĩa. Thành thử tâm hồn thanh niên khó hiểu vì phức tạp, vừa nghiêng mình về tình dục, thú vui, vừa say sưa với lý tưởng cao đẹp, vừa đòi tất cả mọi cái phải hợp với lẽ phải, mở miệng ra là lý luận, vừa sống bừa bãi vô kỷ luật. Tuổi 17 là tuổi anh hùng, nhưng còn là anh hùng rơm. 9. Tuổi bước vào đời 19 - 21 KẾT LUẬN Bài 9. DẠY GIÁO LÝ TUỔI ẤU NHI I. ĐẶC TÍNH TÂM LÝ (4-7t) 2. Tình cảm 3. Nhân cách 4. Xã hội tính 5. Hành động II. SỰ PHÁT TRIỂN Ý THỨC LUÂN LÝ và ĐỨC TIN 2. ĐỨC TIN III. MỤC TIÊU HUẤN GIÁOSư Phạm
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
Chữ “TÂM LÝ” do 2 từ Hylạp “Psyche” (Tâm, hồn) và “Logos” (Lời, môn học). Tâm lý được hiểu như chính là đời sống con người, với những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, với những hoạt động của trí tuệ, tình cảm, biểu hiện qua thể xác, tinh thần và xã hội tính của mỗi người.
Giáo dục là vấn đề của cả con người. Khoa Tâm lý học giúp ta hiểu về con người. Con người là một sinh vật có lý trí, là một tinh thần nhập thể. Trí khôn con người là một năng lực trộn lẫn trong thể xác vật chất, lớn lên với thể xác, chịu ảnh hưởng của thể xác. Do đó, ta cần biết những định luật căn bản của tâm lý để dạy tốt.
Con người có hồn và xác. Hồn và xác kết hợp khắng khít với nhau. Bao lâu còn sống, ta không thể phân biệt chỗ nào là hồn, chỗ nào là xác. Hồn + xác sống và hoạt động chung. Ta có thể chia bản thân con người ra 3 phạm vi:
Gồm những bộ phận sống : bộ máy tiêu hoá, tuần hoàn, cử động, sinh dục... Phần này được gọi là vô thức nhất, vì nó diễn tiến hoạt động máy móc, nhưng vẫn do tinh thần làm chủ. Nếu cơ thể điều hoà, êm dịu, thì trí óc hoạt động sáng suốt. Nếu bị cản trở thì toàn thân bị khủng hoảng, tinh thần đảo lộn: như tuổi dậy thì, tuổi tắt kinh.
Đó là phần tư tưởng, luân lý. Phần này ít vật chất nhất, không trực tiếp dùng một cơ quan nào của thể xác. Nhưng người ta gọi bộ óc là khí cụ của lý trí. Nếu bộ não tốt, các thuỳ não lớn, máu chạy điều hoà, thì trí khôn sáng suốt, ý chí mới mạnh mẽ (khi nhức đầu, xỉn say, khó suy nghĩ tốt được).
Đó là phần vừa thể xác, vừa linh thiêng : yêu ghét, nóng giận, sợ sệt, vui buồn v.v.. Hầu hết đời sống nội tâm của ta đều ở phần nầy, không thể phân biệt đâu là tinh thần, đâu là thể xác. Lý trí cũng dựa vào đây để tìm vật liệu diễn tả hoạt động của mình.
Vì thế, muốn hiểu tâm lý con người, cần phải nhận thức sự liên lạc mật thiết giữa xác và hồn.
Từ khi mới lọt lòng mẹ, con người tỏ ra có hồn thiêng : mắt nhìn, miệng cười, tay múa. Khi lớn lên, con người mới phân biệt mình khác với ngoại giới, vật nọ khác vật kia. Đến khi trí khôn triển nở, nhờ học hỏi, con người trưởng thành trong thể xác lẩn tâm sinh lý.. .
Những ý tưởng siêu hình muốn vào tinh thần, phải qua thể xác.
”Vô tri bất mộ”. Nếu Tri đi từ cá nhân của bé ra ngoài gia đình, xã hội, thì Cảm là yêu ghét của từ vị kỷ mà ra. Các em yêu mình, ghét mọi cái nghịch mình, thì từ đó, lòng yêu-ghét cũng lan ra, từ những hình ảnh cụ thể, để lên cái siêu hình đại đồng.
Từ ngày lọt lòng mẹ cho đến tuổi thanh niên, con người tiến triển Liên tục. Bao lâu còn sống là còn thay đổi (tăng trưởng, phát triển, thoái hoá). Sự phát triển bao gồm 3 phần:
1. Từ bé mới sinh đến 3 tuổi.
Ban đầu lẫn lộn cả nội giới, ngoại giới, dần dần mới phân biệt mình khác ngoại giới. Nhờ cảm giác, bé nhận thức các sự vật bên ngoài. Khám phá ra sự vật nhờ cảm giác (âge bucal). Đến 18 - 20 tháng - thời kỳ thuận tiện nhất để học tiếng một, nhờ đó các em biết rõ ý niệm sự vật. Hai tuổi, bé luôn luôn hỏi : Cái gì đây má ? nhưng chỉ biết sự vật cách rời rạc.
Các em nhận thức đời sống đối nội, em là một nhân vật, nên bướng bỉnh. Tuổi này mẹ nói gì cũng không. Em nói không để tỏ ra em có một đời sống riêng biệt, không muốn lệ thuộc ai. Tuổi này cũng là tuổi tìm hiểu liên lạc giữa các vật hữu hình, nên cái gì cũng hỏi : Cái này để làm gì ? Tại sao ? (Patrick: pourquoi tas une dent qui est dehors?)
Các em sống trong một thế giới tưởng tượng, với quan niệm hữu hồn hoá (aninisme), em nhìn mọi cái chung quanh đều sống, đều có hồn như em. Với quan niệm vị kỷ (égocentrisme), em tự đặt mình làm trung tâm sự sống, lúc nào cũng mình. Ai ngoan nhất ? Con Với quan niệm tình cảm (affectivité) em quan niệm mọi sự dưới khía cạnh thương-ghét và vui-buồn.
Em bỏ đời sống mộng tưởng bên trong vì em đã nhìn ra ngoại giới rõ hơn. Em bắt đầu biết lý luận, nên không nhận quyền bính của cha mẹ, người trên. Em mở mắt nhìn đời nhiều hơn, nên tìm bạn hữu ngoài gia đình. Tuổi này là tuổi học thâu tư tưởng và diễn tả ra.
Các em tìm hiểu ngoại vật. Trí óc thực tế (esprit objectif). Dần dần xoá bỏ trí óc mơ mộng hoá nên lý luận, thích phiêu lưu, thích hoạt động, thích anh hùng. Mọi sự hiểu biết muốn diễn tả bằng trò chơi, ca hát, kịch, thích có bạn để chơi (âge de la camaraderie).
Các em lại trở vào nội giới. Bây giờ đã nhận sự tự do, tự chủ của mình, các em muốn tận hưởng nó. Tuổi dậy thì làm cho các em để ý đến tình yêu, đến việc sinh dục và đến thú vui thể xác, nên bắt đầu yêu.. . Trai yêu gái, gái thích trai, chưa phải là một tình yêu lựa chọn, chỉ mới là mối tình chung mơ hồ. Gái muốn duyên dáng uyển chuyển để lấy lòng trai, trai thích hùng mạnh để chinh phục gái, nhưng rất ngượng nghịu vì thân thể chưa điều hoà, nên hay e thẹn và nhút nhát. Họ thích trò chuyện tâm tình, thích tiểu thuyết tình ái, thích nhạc buồn, thích tất cả những gì gợi tình. Cũng chính vì thể chất bị khủng hoảng mạnh, nên hay đau yếu, nhức đầu, hay thay đổi tâm tình làm cho người ta khó hiểu mình và cũng khó hiểu được chính mình, nên sống rút vào trong.
Tuổi nầy là tuổi hướng nội. Đây là giai đoạn tiếp thời để ra khỏi tuổi thiếu nhi và bước sang tuổi thiếu niên. Tuổi nầy rất thất thường, vì những thay đổi của cơ thể và những bất thường về tinh thần làm cho người thiếu niên trở về với chính mình. Họ sống ngoài thực tại. Họ dốc lòng nhiều sự, rồi sau cùng họ không nắm giữ được điều nào. Họ muốn sống tự lập, muốn được tự do.
Đối với họ, ý nghĩa Thiên Chúa phù trợ của tuổi nhi đồng phải mất đi và ý nghĩa Thiên Chúa lập pháp của tuổi thiếu nhi cũng giảm nhiều. Họ hướng về Thiên Chúa có tính cách nhân vị. Họ hướng về Thiên Chúa là bạn để giúp họ thực hiện tự do - giúp họ tự do lái con thuyền đời họ. Họ cầu nguyện nhằm mục đích xin ơn (thi đậu v.v ...). Họ chưa ý thức được ý nghĩa của một đạo vô vị lợi.
Tuổi khủng hoảng đặt lại vấn đề. Mọi cái họ cho là chân thật xưa nay, từ tư tưởng, tín ngưỡng, tình yêu, văn hoá... Bạn trẻ hoài nghi và muốn đặt lại vấn đề và tự giải quyết. Cái gì họ tự cho là hữu lý mới chấp thuận. Vì thế, người ta cho các bạn trẻ là ngang tàng bất kính, cổ truyền, bất chấp trật tự ; luân lý của các bạn trẻ là luân lý tự lập, cái gì mình cho là đúng là mình theo, không còn sợ sệt một áp lực nào bên ngoài.
Ba, bốn năm sau, cuộc khủng hoảng lắng xuống. Các vấn đề đặt lại càng rõ rệt. Đối với tôn giáo, nếu may đặt đúng vấn đề, gặp đúng người hướng dẫn, họ sẽ có một đức tin sáng suốt đi đôi với đời sống tông đồ nhiệt thành, sống đạo hăng hái. Nếu không, bạn trẻ sẽ bỏ Chúa dần dần, trở nên giữ đạo theo cổ truyền vì phải giữ, có khi đi tới chỗ phủ nhận Thiên Chúa.
Đây là lúc bước chân vào cuộc đời làm ăn, tâm hồn thanh niên thay đổi, vừa hẹp lại, vừa rộng ra . Hẹp vì không có tính cách anh hùng rơm nữa, không còn chiến đấu cho mọi cái hay cái đẹp, mà trở nên thực tế hơn : lo cho có bằng cấp, chức vụ, có tiền, lo cho gia đình, người thân, bạn hữu rộng ra vì đối với vợ con, với công việc mình chọn lựa, lại hy sinh, tận tuỵ, bỏ mình, quên mình vì phận sự.
Trẻ con là một sinh vật tự động, tự chủ. Trẻ con là một sinh vật đang tiến triển, đang lớn một cách toàn diện và liên tục. Tâm hồn trẻ con là một thế giới riêng biệt không giống tâm hồn người lớn.
Trước khi dạy dỗ trẻ, ta cần biết những điểm đại cương về khoa tâm lý nhi đồng. Hãy lợi dụng tâm lý các em để Rao truyền Tin Mừng cứu rỗi hợp với trạng thái của mỗi giai đoạn. (Sơ đồ Dạy Giáolý theo lứa tuổi, tr.108)
Lớp Khai Tâm và Rước Lễ
1. Tư tưởng
- Tư tưởng gắn liền với tình cảm
- Phân biệt được thực ảo.
- Hay thắc mắc, đặt câu hỏi: Cái gì ? Tại sao ?
- Sử dụng từ ngữ còn đơn sơ, cụ thể.
- Dựa vào đối tượng bên ngoài để suy nghĩ.
- Lệ thuộc và phát triển từ nơi cha mẹ, anh chị, đồng bạn.
- Biểu lộ tình cảm qua cử chỉ, nét mặt: cười, khóc
- Tình cảm là nhu cầu cho trẻ lớn lên.
- Nhân cách bắt đầu phát triển (3t)
- Lấy người lớn làm mẫu mực để phát triển nhân cách.
- Từ 3-5t: Có tương quan với thế giới loài người và sự vật (đi đứng, nói năng) đi từ trong gia đình tới học đường.
- (Ý thức về cái tôi): Tìm bạn để nô đùa.
- Thấy cần rời gia đình (tuổi đi học)
- Hành động theo tình cảm: để biểu lộ nhân cách.
- Môi trường hoạt động nhỏ hẹp.
- Thích hoạt động về tay chân: chơi, múa, vẽ, vũ...
1. LUÂN LÝ
- Ý thức luân lý đi liền với ý thức luân lý của cha mẹ.
- Căn bản là đời sống tình cảm
- Nặng tình cảm: vâng lời vì yêu thương, làm để vui lòng.
- Lương tâm chớm nở: Phân biệt tốt xấu theo thái độ cha mẹ
- Trước tuổi khôn, đức tin chưa phải là hành vi tự do, mà chỉ là chia sẻ đức tin của cha mẹ.
- Với thời gian, chúng ý thức được rằng : Thiên Chúa là Đấng Toàn năng, che chở, gìn giữ và làm cho nó lớn lên.
- Cảm thấy phải tin Chúa, nghe Chúa và theo Chúa.
- Chúa Giêsu như là Thiên Chúa, một người, một trung gian.
Huấn giáo Khai tâm, chuẩn bị Xưng tội-Rước lễ.
Dựa vào sự kiện, kinh nghiệm xảy đến trong gia đình của các em mà dẫn tới chân lý Tôn giáo.
Đào tạo thái độ Tôn giáo căn bản: Tin, Nghe, Sống theo Chúa.
Phát huy tâm tình thờ lạy ; thái độ hoà hợp yêu thương người chung quanh: tình bạn với Chúa Giêsu. (vì xã hội tính phát triển)
Trực tiếp giới thiệu Chúa Giêsu: Quê hương, cuộc đời, tâm tình, lời Chúa dạy, việc Ngài làm, điều Ngài đòi hỏi.
Huấn luyện lương tâm Kitô giáo:
- Giải thích lý do lề luật cách đơn giản: sống chân thật (tôn trọng tự do, không dùng áp lực, đe doạ, trừng phạt).
- Cho thấy sự hiện diện của Chúa qua tiếng lương tâm.
- Tạo cơ hội cho trẻ làm việc tốt.
Trao cho trẻ một số kiến thức giáo lý; cho trẻ có một ý niệm đúng về các giá trị luân lý, các bí tích, đặc biệt BT.Thánh thể và Giải tội.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
1. Phương pháp: Qui nạp, Trực giác, Tiệm tiến, Hoạt động.
2. Tổng quát sinh hoạt:
- Cần vẽ, hát, cử điệu, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
- Vận dụng trí nhớ: Học thuộc lòng một số câu giáo lý, kinh đọc
3. Kỷ luật: Sống theo gương mẫu và lời nói của người lớn.
4. Cách trình bày vấn đề:
- Phương pháp giản dị: từ sự kiện nghe
- thấy trong đời thường, tâm tình, rút kinh nghiệm, dẫn đến chân lý tôn giáo.
Bài 10. DẠY GIÁO LÝ TUỔI THIẾU NHI
Lớp THÊM SỨC
I. ĐẶC TÍNH TÂM LÝ (8-12t)
1. Tư tưởng
- Tuổi hướng ngoại, bắt đầu suy luận.
- Tư tưởng đi liền với hành động.
- Tư tưởng dựa vào sự kiện khách quan.
- Sử dụng ngôn ngữ.
- Đắc thủ những tập quán: (giúp lễ, giáo lý, ca đoàn)
2. Tình cảm
- Tình cảm gắn liền với hành động: bộc trực, hồn nhiên.
- Thích ganh đua, thích được khen.
- Nhạy cảm, vui buồn ngắn ngủi.
3. Nhân cách
- Tuổi Hướng ngoại. Phân biệt phái tính.
- Bắt đầu hình thành nhân cách cá biệt, và triển nở do người lớn. Tập làm người lớn.
4. Xã hội tính
- Tuổi thích nghi và hội nhập vào sự vật và con người.
- Phát triển mạnh: lớp, đội, nhóm… Gắn liền cuộc sống.
- Dễ hợp tác, dễ ganh đua.
5. Hành động
- Tuổi thực nghiệm:Thích hoạt động tung tăng.
- Dồi dào sinh lực
- Hành động có tính cách tự động, nhưng bất kể hậu quả.
II. Ý THỨC LUÂN LÝ và ĐỨC TIN
1. Luân lý
- Căn bản là lý trí đang phát triển:
- Luân lý có tính cách thực hành cụ thể và xã hội.
- Luân lý là ý thức giữ luật lệ, có tính cách bắt chước.
- Tìm lý do bào chữa để tự vệ.
2. Đức tin
Thiên Chúa là Đấng an bài trật tự, là Đấng lập luật và truyền lệnh.
Thiên Chúa biệt vị, nhưng là Đấng có thể liên lạc được.
Đức Kitô người quyền năng.
III. MỤC TIÊU HUẤN GIÁO
Giáo lý chuẩn bị lãnh Bí tích Thêm sức. Cần có chương trình.
Trình bày những sự kiện chính trong Lịch Sử Cứu rỗi. Đi từ những sự kiện cụ thể, nói lên tình thương của Thiên Chúa. Trình bày Thiên Chúa qua những kỳ công. Thiên Chúa cá biệt và thiết thân với con người.
Trình bày Chúa Kitô qua những hành động cụ thể.
Trình bày Chúa Thánh Thần qua hành động yêu thương ban sức mạnh trong Giáo hội.
Dẫn nhập trẻ vào đời sống Giáo hội, sống Phụng vụ, vào sinh hoạt cụ thể trong giáo xứ.
Cần gương sáng và sự cộng tác của gia đình, họ đạo.
Giáo dục luân lý: Kiểm điểm để nhận ra thiếu sót ; đáp lại lời mời của Chúa với lòng quảng đại. Tập thói quen tốt, tránh hình thức máy móc trong việc đạo đức.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
1. Huấn giáo Giảng giải: Dùng các phương pháp sư phạm căn bản:
- Cụ thể: dựa vào sự kiện, đưa tới chân lý.
- Gần gũi với đời sống.
- Qui cách chân lý về một số điểm chính.
2. Tổng quát Sinh hoạt:
- Cần vẽ, hát, đặt câu hỏi, sinh hoạt tập thể, trò chơi.
- Tra cứu, sưu tầm, chép vào sổ tay. Cầu nguyện.
- Cần học thuộc lòng: các câu giáo lý, câu KT, đố vui.
3. Kỷ luật: đi đôi với Tình thương
4. Cách Trình bày vấn đề:
Nói một sự kiện phải mạch lạc, đặt trong không gian, thời gian vì là tuổi tri giác.
Bài 11. DẠY GIÁO LÝ TUỔI THIẾU NIÊN
Lớp BAO ĐỒNG
I. ĐẶC TÍNH TÂM LÝ (13-16t)
1. Tư tưởng
- Tuổi ước mơ: Chủ quan, mơ ước lý tưởng đẹp, dễ xa rời thực tế.
- Kiến thức phong phú, nhưng đầy mơ mộng .
- Ý thức giá trị tinh thần, tự do chớm nở, giằng co giữa “Trẻ - Lớn”.
- Hay phê bình, lý trí xung khắc tình cảm, bướng bỉnh, khó hiểu.
2. Tình cảm
- Tuổi Dậy thì: Đa cảm, mơ mộng, chú ý đến thân xác và sự sống.
- Tuổi bất ổn: từ tuổi trẻ bước vào tuổi lớn: hay thay đổi
- Nhạy cảm trước ảnh hưởng ngoài gia đình (sách báo,TV, bạn bè)
3. Nhân cách
- Tuổi giao thời, khó dạy: Xác định cái tôi Chủ quan, khép kín.
- Tuổi ngưỡng mộ gương anh hùng cao cả, lý tưởng.
- Khao khát tự do, quảng đại, hy sinh, chân thành, bản lĩnh.
4. Xã hội tính
- Tìm cách đi vào bí ẩn của con người, khám phá giá trị văn hoá, đời sống bằng suy luận chủ quan -Thích làm việc cá nhân.
- Khao khát tự do: hướng về những giá trị giải phóng con người.
- Chọn lọc bè bạn, lập nhóm, nhập “băng”.
5. Hành động
- Muốn làm người lớn: bắt chước:
+ Nam thích biểu dương sức mạnh.
+ Nữ hướng về nội tâm, thích làm dáng...
- Hành động theo nhóm.
- Hăng say với việc hợp “gu”
II. Ý THỨC LUÂN LÝ và ĐỨC TIN
1. LUÂN LÝ
Căn bản là ý thức về cái TÔI: chủ quan trong suy nghĩ giá trị.
Thắc mắc, xét lại luật lệ, phê phán: khước từ luật áp đặt bên ngoài để lưu tâm đến luật lương tâm.
Thích bắt chước những khuôn mẫu lý tưởng: anh hùng...
Luân lý tự phát, quảng đại, nhiệt tình, trách nhiệm.
2. ĐỨC TIN
Chuyển biến từ Đức tin xã hội đến Đức tin cá biệt. Chọn lọc và nọi tâm hoá.
Thiên Chúa là Đấng mời gọi thoát khỏi nô lệ tính vị kỷ, để nên người tự do sống trưởng thành, làm con Thiên Chúa và cộng tác với Ngài.
Thiên Chúa là Đấng soi sáng chỉ đường, Ngài là giá trị duy nhất và tuyệt đối.
III. NHỮNG MỤC TIÊU HUẤN GIÁO
Huấn giáo Nhân cách: Gợi lên lý tưởng sống qua việc trình bày Chúa Kitô gương mẫu, những anh hùng Kitô giáo.
Tiếp tục hướng đi từ lứa tuổi trước, khai triển một số điểm thực tế, cụ thể về Lịch Sử Cứu Độ, Kinh Thánh, đời sống Giáo Hội.
Khơi dậy niềm hy vọng, ý chí cương quyết qua việc trình bày những giá trị cao đẹp của Kitô giáo: thắng ươn hèn, bền tâm..
Hướng dẫn tự do, để trẻ ý thức trách nhiệm phẩm giá con người.
Hướng dẫn ơn gọi: Ơn thiên triệu Linh mục, Tu sĩ, lý tưởng sống.
Bổ túc thêm về hình ảnh Thiên Chúa:
- Thiên Chúa là Cha nhân từ, mời gọi, soi sáng.
- Chúa Kitô chiều kích nhân vị.
- Chúa Thánh Thần: sức mạnh để phục vụ .
- Giáo Hội: phát triển phẩm giá và nhân cách Kitô giáo.
Giáo dục luân lý: Cần giúp trẻ nhận định các giá trị luân lý cách quân bình hơn, hiểu chính xác về tội, về trách nhiệm cá nhân trong chọn lựa. Đừng quá tự tin sức mình, nhưng khiêm tốn và cậy trông vào Ơn Chúa.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
1. Phương Pháp Linh hoạt
- Thực hành:
- Nêu gương anh hùng để khuyến khích. Cam kết dấn thân theo Chúa, trong Giáo Hội.
2. Tổng quát Sinh hoạt:
Đặt vấn đề hội thảo, tổ chức tham quan, thăm viếng, điều tra...
Mời người tài đức đến chia sẻ kinh nghiệm, chứng từ.
Xem phim, nghe nhạc, làm Album, panô theo chủ đề.
Dẫn vào Nhóm sinh hoạt họ đạo, lãnh trách nhiệm cụ thể: ca đoàn, lễ sinh, nhóm phục vụ...
3. Kỷ luật: cần giải thích hợp lý
4. Cách trình bày vấn đề:
Đi từ sự kiện bao quát hơn để đánh động tinh thần quảng đại, dấn thân, phục vụ: LSCĐ - Giáo Hội - Xã hội.
Bài 12. DẠY GIÁO LÝ TUỔI THANH NIÊN
Lớp VÀO ĐỜI
I. ĐẶC TÍNH TÂM LÝ (17-20t)
1. Tư tưởng
- Tuổi Hội nhập vào Đời sống xã hội : văn hoá, nghề, hôn nhân..
- Suy tư :Khách quan, dễ hoài nghi, đặt lại vấn đề.
- Say mê lý tưởng, ý thức giá trị tinh thần, sáng suốt, nghị lực.
- Biết chọn những giải trí lành mạnh.
- Cần tiếp tục học hỏi.
2. Tình cảm
- Dễ hăng hái, nhưng sáng suốt hơn
- Dễ Khủng hoảng vì thực tế. Dễ quạo.
- Bị giằng co bản thân, gia đình, xã hội trong lựa chọn.
- Dễ thông cảm và muốn được thông cảm.
3. Nhân cách
- Cái tôi - Cái ta.
- Bắt đầu trưởng thành: lãnh trách nhiệm.- Can đảm chọn lựa lý tưởng sống
4. Xã hội tính
- Muốn hội nhập vào thế giới người lớn: lời nói, cư xử, suy nghĩ
- Phát triển tương quan với tha nhân, dễ cởi mở.
- Đi vào xã hội, chọn những giá trị để đi vào cuộc sống.
5. Hành động
- Thực hiện những giá trị đã đắc thủ vào cuộc sống thực tế.
- Thử nghiệm để hội nhập. Vẫn còn những hoạt động không suy tư
- Sẽ thành công: nếu dung hoà lý tưởng với thực tế trong hành động
II. Ý THỨC LUÂN LÝ và ĐỨC TIN
1. LUÂN LÝ
Căn bản là Hội nhập xã hội. Ý thức giá trị tinh thần.
Điều thiện là giúp dễ hội nhập vào xã hội, phát triển cái “tôi”.
Ưa thích cụ thể hoá lý tưởng, danh dự, tự do dấn thân.
Hào hiệp, quãng đại...
2. ĐỨC TIN
Tiêu cực: bớt chủ quan, bớt nhiệt tình, nhưng cụ thể.
Tích cực: Đức tin cụ thể, mang chiều kích xã hội, là đức tin ở trong GH, muốn đóng vai trò trong đời sống của Giáo hội.
Tìm Chúa Kitô ngay trong Giáo hội, qua những thực tại xã hội của Giáo hội (họ đạo). Lãnh sứ mạng xây dựng Nước Chúa.
III. MỤC TIÊU HUẤN GIÁO
Huấn giáo Hội nhập: văn hoá, xã hội, Giáo hội.
Giáo lý nhằm củng cố Đức Tin và lấy đức tin soi sáng để dấn thân vào đời.
Chuẩn bị vào đời: trình bày giá trị và mục đích của tình yêu hôn nhân và đời sống gia đình.
Ơn gọi làm người (trật tự sáng tạo). Ơn gọi làm Kitô hữu (trật tự cứu chuộc): đó vừa là hồng ân, vừa là trách nhiệm. Ơn gọi Hôn nhân (gia đình). Ơn Thiên triệu (Linh mục, Tu sĩ)
Đức tin là dấn thân trong cả hai lãnh vực đạo đời:
- Tương quan đạo - đời.
- Tương quan đức tin - khoa học.
- Tương quan cầu nguyện và hoạt động.
Giáo lý: cần trình bày những nhận thức đúng đắn về những hiện trạng tâm lý liên quan đến đức tin, để suy nghĩ chung.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
1. Phương pháp thảo luận, chia sẻ, họp nhóm: tập họp suy nghĩ chung.
2. Tổng quát Sinh hoạt:
- Đặt vấn đề hội thảo, tổ chức quan sát, thăm viếng, việc bác ái.
- Tìm giá trị luân lý tốt để dấn thân.
- Dùng mẫu gương tốt. Dẫn vào sinh hoạt trách nhiệm họ đạo, GH.
3. Kỷ luật: thông cảm, cần giải thích hợp lý
4. Cách trình bày vấn đề: Những vấn đề thời đại gây thắc mắc cho Đức tin, Sống đức tin.
Bài 13. GIÁO LÝ DỰ TÒNG
I. VÀI KINH NGHIỆM
1. TÌNH TRẠNG ĐA TẠP:
Không thể phác hoạ một khuôn mẫu và một chương trình duy nhất cho mọi Dự Tòng, vì nhiều lý do:
Hoàn cảnh khác nhau: Mỗi người đều khác nhau về trình độ văn hoá, thành phần xã hội, kiến thức tôn giáo đã có, thời gian học đạo...
Lý do theo đạo: Mỗi người tìm đến với Giáo Hội Công giáo bằng một con đường khác nhau, với những khó khăn và thuận lợi riêng. GLV cần phải hiểu biết và thích ứng từng người.
2. TIẾP XÚC LẦN ĐẦU: Rất quan trọng, vì nhiều lý do:
Ấn tượng lần đầu tiên sẽ còn mãi nơi họ, vì qua GLV, người Dự tòng chính thức gặp Giáo Hội, tâm tư của họ lúc đó rất phức tạp: thành kiến, hiếu kỳ, e ngại, hy vọng, đa nghi... Cần tạo ấn tượng đẹp lần đầu tiên.
Thái độ GLV: Cần làm cho họ thoải mái ngay buổi đầu và tỏ ra là người có thể tin cậy được. Vì thế, GLV cần có đức tính cởi mở, vui tươi, tự nhiên, tránh lối xã giao giả tạo hay quá nghiêm khắc. GLV cũng cần tỏ ra là người chín chắn, biết quan tâm đến những khó khăn của họ.
3. LÝ DO TÒNG GIÁO
Có nhiều lý do khác nhau: Có người khao khát chân lý, tìm lý tưởng luân lý để làm lại cuộc đời. Cũng có thể vì vẽ đẹp, cái hay của tôn giáo lôi cuốn họ (Paul Claudel): Gương bác ái, phục vụ, thánh thiện của người Kitô hữu. Hoặc họ “xin được ơn như ý ” và hứa trở lại đạo. Cuối cùng còn có lý do kết hôn với người có đạo.
GLV cần hiểu và thanh luyện lý do tòng giáo : Việc tìm hiểu lý do tòng giáo sẽ làm cho GLV biết rõ người Dự tòng hơn, để hướng dẫn và giúp họ có dịp suy nghĩ, ý thức rõ rệt sự chọn lựa của mình. Có thể lý do thúc đẩy, khởi điểm ban đầu để đến với Chúa chưa hoàn toàn trong sáng, nên GLV gây ý thức, cần có thời gian để tinh luyện từng bước và gợi lên những lý do chính yếu và khẩn thiết hơn cho việc tòng giáo.
4. TRỞ NGẠI NGÔN NGỮ
Những buổi đầu GLV và Dự tòng rất khó hiểu nhau, vì mỗi người có lối sống, tư tưởng, tình cảm và ngôn ngữ để diễn tả khác nhau.
GLV cần đặt mình và địa vị của họ để hiểu những khó khăn của họ. Tất cả đều mới lạ. Cần thận trọng khi dùng từ ngữ tôn giáo như : cứu rỗi, cứu độ, ân sủng, Nước Thiên Chúa, Nước Trời, thiên đàng, hoả ngục, bí tích, phụng vụ, Thánh lễ... cần giải thích nội dung trước rồi dùng từ ngữ chuyên môn sau.
Người Dự tòng cũng có những kiểu nói, ngôn ngữ, suy nghĩ thuộc môi trường, tôn giáo riêng của họ. Họ còn đang tìm kiếm, do dự, xúc động, mới lạ để theo con đường mới, nên họ khó diễn tả rõ ràng cảm nghĩ của họ, hoặc thường dùng từ ngữ theo tôn giáo của họ... GLV cần nhạy bén, tế nhị và kiên trì để tìm ra thứ ngôn ngữ chung giúp hiểu nhau hơn.
II. HUẤN GIÁO và TIỀN HUẤN GIÁO
1. “Tiền Huấn giáo”
Đây là thời gian trước khi vào việc dạy giáo lý chính thức:
Trao đổi kinh nghiệm sống: Những ngày đầu tiên, GLV chưa thể đề cập ngay các đề tài Giáo lý, các mầu nghiệm kitô giáo. GLV nên trao đổi với Dự tòng về đời sống kinh tế, xã hội, những vấn đề liên quan đến con người, như: hạnh phúc, thành công, thất bại, đau khổ, bệnh tật, sống chết, tôn giáo ... Khi chia sẻ, phân tích những vấn đề đó, sẽ dẫn đến đời sống tôn giáo và gặp Tin Mừng Chúa Giêsu.
Mặt khác, người Dự tòng cũng sẽ có những thắc mắc riêng tư về tôn giáo và cuộc sống. GLV cần giải đáp thoả đáng.
Như vậy, giai đoạn Tiền huấn giáo có tính cơ hội, lấy ưu tư, kinh nghiệm sống của chính người Dự tòng làm khởi điểm để suy nghĩ và trao đổi.
2. Huấn giáo
Sau giai đoạn Tiền huấn giáo, là đến giai đoạn trình bày chân lý đức tin cách tương đối mạch lạc và có hệ thống. Khi trình bày chân lý, GLV vẫn phải dựa vào kinh nghiệm cụ thể của người Dự tòng mà giảng giải. Nên lưu ý 3. Mục tiêu việc dạy giáo lý Dự tòng :
Dạy chân lý đức tin (Tín lý)
Trình bày giới luật (Luân lý)
Tập sống đời Kitô hữu (Bí tích, cầu nguyện) (AG 13,14)
III. MỤC TIÊU THỜI DỰ TÒNG
Học giáo lý: Tìm hiểu chân lý đức tin và các giới luật, nhất là mầu nhiệm cứu rỗi.
Tập sống đời Kitô hữu: Nhờ gương sáng và cộng đoàn tín hữu, nhất là cha mẹ đỡ đầu, người Dự tòng làm quen dần và thực hành nếp sống kitô giáo.
Tham dự Phụng vụ Lời Chúa: Các cuộc cử hành giúp cho người dự tòng hiểu cụ thể và cảm nghiệm được những chân lý và mầu nhiệm đã được học hỏi. Chính các cuộc cử hành cũng mang lại nhiều ân phúc nâng đỡ đời sống thiêng liêng vừa chớm nở của họ.
Tập làm gương sáng và làm tông đồ: Việc nầy nên bắt đầu rất sớm và cũng là phần quan trọng của đời Kitô hữu.
IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ DỰ TÒNG
Chương trình tuỳ các giáo phận, tuỳ các vị chủ chăn soạn những bài dạy Giáo lý riêng. Có 4 lược đồ trình bày nội dung giáo lý.
1. Lược đồ Lịch sử.
Các Chân lý được trình bày theo thứ tự thời gian:
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ , loài người và muốn con người hạnh phúc.
Loài người không theo đường lối Chúa: Tội.
Thiên Chúa hứa cứu chuộc và chuẩn bị ơn cứu chuộc (Cựu ước).
Thiên Chúa sai Con xuống trần để cứu chuộc: Chúa Giêsu (Tân ước).
Giáo hội Công giáo tiếp tục công cuộc cứu chuộc.
2. Lược đồ Phúc Âm.
Giáo lý khởi đầu từ Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Đạo; rồi trở ngược lại Cựu Ước, những gì xảy ra trước Ngài, khiến Ngài xuống thế làm người. Sau đó chuyển qua GH để thấy công cuộc cứu chuộc vẫn còn được tiếp tục.
Đường lối nầy đặt người dự tòng gặp gỡ ngay Chúa Giêsu, một nhân vật lịch sử, sống động, cụ thể. Các sách Phúc Âm là khởi điểm tốt. Những người đơn sơ sẽ dễ nhạy cảm với cách trình bày đường lối này. Tuy đường lối này hấp dẫn, nhưng không mạch lạc và bao quát như lược đồ lịch sử.
3. Lược đồ Phụng vụ
Dựa vào các lễ và các mùa Phụng vụ để trình bày nội dung Giáo lý. Đường lối nầy cụ thể và cho thấy tương quan mật thiết giữa công cuộc cứu thế xưa của Chúa Giêsu và sinh hoạt của Hội Thánh hiện nay.
Có thể phân chia chương trình giáo lý theo năm Phụng vụ như sau :
Mùa Vọng + Giáng sinh: Cựu Ước.
Từ lễ Hiển Linh - Phục sinh: Tân Ước.
Sau Hiện xuống: Giáo hội và đời Kitô hữu hữu.
4. Lược đồ cổ điển
Dựa theo 4 phần của sách Giáo lý Công giáo: TIN, GIỮ, LÃNH, XIN
Những điều phải TIN trong đạo: Tín lý (Kinh Tin kính).
Những điều phải GIỮ: Luân lý (10 điều răn ĐCT và 6 điều răn HT).
Những điều cần LÃNH: Ơn Chúa và 7 Bí tích.
Những điều cầu XIN: Cầu nguyện, (Kinh Lạy Cha, Kính Mừng)...
KẾT: Giáo lý Dự tòng không chỉ nhằm chủ đích "Dạy lẽ đạo" như nhiều người lầm tưởng. Giáo Hội mong muốn nơi người Dự tòng thực hiện một cuộc đổi đời toàn diện để vào Nước Thiên Chúa. Cho nên, học giáo lý chỉ là một phần trong việc giáo dục trưởng thành đức tin. Ngoài ra, người Dự tòng ngay khi học giáo lý cần được tập Sống đạo, được khai tâm và tham dự Phụng vụ, được rèn luyện về tinh thần Truyền giáo. Vì thế, không nên hấp tấp học giáo lý trong vài tuần hay hơn tháng để được rửa tội là xong!
Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho